Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Hỏi đáp về bệnh gà


HỎI ĐÁP
VỀ BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM
QUYỂN 1
BỆNH Gà 





NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
HÀ NỘI - 2010


            HỎI ĐÁP VỀ BỆNH CỦA GÀ

CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG BỆNH
BẰNG VẮC – XIN

Phòng bệnh Marek
- Nếu thời gian nuôi gà dưới 60 ngày tuổi thì không cần tiêm.
- Nếu thời gian nuôi gà trên 60 ngày tuổi thì phải tiêm vắc - xin Marek.
- Cách tiêm: tiêm dưới da cổ hoặc bắp đùi vắc - xin HVT-FC-126 hoặc HVT+CVI.988 (mỗi con 1 liều).

Phòng bệnh Niu_cát_xơn (bệnh gà rù)
- Từ 3 đến 4 ngày tuổi nhỏ mắt, mũi, mồm vắc - xin Lasota hoặc V4 hoặc  ND + IB (vắc - xin chống 2 bệnh gà rù và viêm phế quản), lần 1
Cách dùng: 1 liều vắc - xin pha với 0,4ml nước cất, nhỏ cho 1 gà.
- Từ 18 đến 21 ngày tuổi cho gà uống vắc - xin Lasota hoặc V4 hoặc ND + IB, lần 2
Cách dùng: 1 liều vắc - xin pha với 20ml nước sạch, cho 1 gà uống.
- Từ 35 đến 40 ngày tuổi tiêm dưới da cánh vắc - xin Nui_cát_xơn H1, lần 1
Cách dùng:1 liều vắc - xin pha với 0,3 đến 0,4ml nước cất, tiêm cho 1 gà.
- Từ 90 đến 100 ngày tuổi tiêm nhắc lại lần 2 vắc - xin Niu_cát_xơn H1.
- Từ 140 đến 150 ngày tuổi tiêm nhắc lại lần 3 trước khi gà vào vụ đẻ.

Phòng bệnh Gumboro
(bệnh suy giảm miễn dịch)
- Từ 3 đến 4 ngày tuổi nhỏ mồm, mũi vắc - xin 228E của Hà Lan hoặc vắc - xin Gum A của Inđônêxia, lần 1
 Cách dùng: 1 liều pha với 0,4ml nước dung môi hoặc nước cất, nhỏ cho 1 gà.
- Từ 10 đến 14 ngày tuổi cho uống nhắc lại lần 2 vắc - xin 228E   hoặc Gum A.
 Cách dùng: 1 liều vắc - xin pha với 15ml nước sạch, cho 1 gà uống.
- Nếu gia đình nào nuôi gà (hoặc trại gà nào) đã từng nhiều lần bị bệnh Gumboro thì nên cho gà uống nhắc lại lần 3 lúc gà 18 đến 21 ngày tuổi.

Phòng bệnh đậu gà
- Nếu nuôi gà siêu thịt xuất bán trước 2 tháng tuổi thì không cần tiêm chủng vắc – xin phòng đậu.
- Nếu nuôi gà kéo dài sau 2 tháng tuổi thì phải chủng đậu.
Cách dùng: 1000 liều vắc - xin đậu Việt Nam pha với 1-1,5ml nước cất, lắc đều rồi lấy ngòi bút có bụng của học sinh hoặc kim to máy khâu nhúng vào vắc - xin rồi đâm thủng da khủy cánh gà là được. Chủng đậu 1 lần duy nhất vào lúc gà được 10 đến 15 ngày tuổi.

Phòng bệnh viêm
phế quản truyền nhiễm
- Nên dùng vắc - xin ND + IB để cùng một lúc phòng được bệnh Niu_cát_xơn và bệnh viêm phế quản.
Chú ý: Ngày dùng, loại vắc - xin, cách dùng như đã ghi ở bệnh gà rù (bệnh Niu_cát_xơn).

Phòng bệnh viêm
thanh khí quản truyền nhiễm
- Từ 15 đến 18 ngày tuổi nhỏ mũi, mắt, mồm vắc - xin ILT (Laringo) hoặc ILT (Medivac), lần 1
Cách dùng: 1 liều vắc - xin pha với 0,5ml nước cất, nhỏ cho 1 gà.
- Từ 28 đến 30 ngày tuổi cho uống vắc - xin ILT, lần 2
 Cách dùng: 1 liều vắc - xin pha với 20-25ml nước sạch cho 1 gà uống.
Phòng bệnh cúm gà H5N1
- Từ 15 đến 20 ngày tuổi tiêm vắc - xin H5N1 vào dưới da cổ gáy, lần 1
Cách dùng: 1 liều vắc - xin tiêm 0,2-0,3ml cho 1 gà.
- Từ 40 đến 45 ngày tuổi tiêm vắc - xin H5N1 vào dưới da cổ gáy, lần 2
Cách dùng: 1 liều vắc - xin tiêm 0,5ml cho 1 gà.
 Từ 150 đến160 ngày tuổi tiêm vắc - xin H5N1 nhắc lại, lần 3
Cách dùng: 1 liều vắc - xin tiêm  cho 1 gà.
Vắc - xin đa giá (1 vắc - xin chống được nhiều bệnh). Vắc - xin chống 3 hoặc 4 dịch bệnh: Niu_cát_xơn, viêm phế quản, Gumboro, hội chứng giảm đẻ
 Trước khi đưa gà lên đẻ phải tiêm một trong hai loại vắc - xin sau: OVO4 hoặc ND + IB + IBD + EDS.
 Liều dùng: tiêm cho mỗi gà 0,5ml vắc - xin vào dưới da lách cánh hoặc dưới da gáy cổ.
Lưu ý :
- Mỗi nước, mỗi vựng và thậm chớ mỗi xớ nghiệp sản xuất thuốc thỳ y cũng có chương trỡnh phũng bệnh bằng vắc - xin khỏc nhau phụ thuộc vào việc chấp hành vệ sinh phũng dịch trong quỏ trỡnh chăn nuôi.
- Ở Việt Nam, chúng tôi đó cú nhiều nghiờn cứu và kinh nghiệm về cỏc loại bệnh như: Niu_cát_xơn (ND), Gumboro (IBD), viờm phế quản truyền nhiễm (IB)...  chỳng tụi khuyến cáo người chăn nuôi nên thực hiện theo chương trỡnh phũng bệnh bằng vắc - xin như đó nờu ở trờn,đặc biệt là đối với 3 bệnh Niu_cỏt_xơn, Gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm.
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG BỆNH BẰNG THUỐC

Bệnh hen gà (CRD), bạch lỵ
 truyền qua phôi trứng
- Từ 1 đến 3 ngày tuổi cho gà uống một trong các loại thuốc sau:
+ T. Umgiaca
+ T. Colivit
+ T. Avimycin
+ T.I.C
Liều dùng: 10 gam cho:
Ngày đầu dùng cho 1000 con gà.
Ngày thứ 2 dùng cho 800 con gà.
Ngày thứ 3 dùng cho 600 con gà.
Bệnh cầu trùng gà             
- Phải dùng 1 trong các loại thuốc sau để phòng bệnh cầu trùng cho gà:
+ T.Eimerin
+ Super - Cox
+ Thái - Cox
- Thời gian: Dùng thuốc bắt đầu từ 6 ngày tuổi đối với các gia đình đã từng nuôi gà và 10 ngày tuổi đối với các gia đình nuôi lứa đầu. Cứ dùng 3 ngày nghỉ 3 ngày cho đến khi gà được 60 ngày tuổi.
 Liều dùng: 10g/100kg gà.
- Nếu bệnh xảy ra thì ta phải tăng liều gấp 2 để chữa trị trong 3 ngày là khỏi bệnh. Sau khi khỏi bệnh ta cho gà nghỉ uống thuốc 3 - 4 ngày rồi phải bắt đầu lại các liều phòng bệnh như đã nêu ở trên.

Bệnh hen gà CRD
- Để phòng bệnh hen gà CRD bà con cần dùng một trong các loại thuốc sau:
+ CCRD. Năm Thái
+ Gentafam - 1
+ Auti-CRD.L.A
- Thời gian: phải dùng thuốc vào 5 đợt: khi gà được từ 9 đến 11 ngày tuổi, 18 đến 21 ngày tuổi, 28 đến 30 ngày tuổi, 38 đến 40 ngày tuổi, 48 đến 50 ngày tuổi.
- Liều dùng: 1g pha với 1 lít nước
- Nếu bệnh xảy ra thì:
+ Tăng liều dùng gấp 2 lần (2g pha với 1lít nước), cho gà uống liên tục trong 4 ngày đêm là khỏi.
+ Kết hợp pha cả hai loại thuốc: CCRD.Năm Thái: 1g và Gentafam: 1g pha trong 1 lít nước cho gà uống liên tục từ 4 đến 5 ngày là khỏi bệnh.
- Sau khi đàn gà khỏi bệnh ta vẫn phải duy trì thuốc phòng vào các đợt (ngày tuổi) nêu trên hoặc cứ 10 ngày dùng thuốc phòng 3 ngày/đợt, cho đến khi gà được 60 ngày tuổi.                       


HỎI ĐÁP V BỆNH CỦA GÀ

 Tại sao gà con mới nở bắt từ lò ấp về
 đã đi ỉa phân trắng ngay?
 Gà con mới nở bị ỉa phân trắng do nhiều nguyên nhân gây ra như:
 - Do trong quá trình ấp có những sai sót về kỹ thuật ấp như: thiếu nhiệt, độ ẩm quá cao, thông thoáng kém trong máy ấp.
 - Do vận chuyển đường dài từ lò ấp về chuồng nuôi, gà bị lạnh, bị ướt, bị gió…
- Chuồng nuôi úm chưa đủ ấm (chưa đảm bảo 350-370C vào những ngày đầu tiên, hoặc che chắn chưa chu đáo để gà mới nở bị gió lùa) vì thế gà bị rét và ỉa phân trắng như phân cò.
Nhiều trường hợp, ỉa phõn trắng là biểu hiện của gà bị bệnh bạch lỵ do 1 loại vi khuẩn truyền từ phôi trứng sang gà con.
 Hãy cho biết cách phòng và chữa trị
bệnh phân trắng ở gà con?
Để phòng bệnh phân trắng ở gà con, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trước hết phải chuẩn bị chuồng nuôi thật chu đáo, đảm bảo khô ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè, có các dụng cụ sưởi ấm phù hợp, chất độn chuồng phải dày ít nhất từ 5 đến 10 cm. Khi bắt gà con về úm nên nuôi trong từng quây bằng cót.
- Trước khi bắt gà về nuôi 2-3 giờ thì chuồng nuôi và quây nuôi phải được sưởi ấm, có sẵn máng nước thuốc để gà uống rồi mới thả gà vào quây.
Để ngăn chặn ngay việc gà con đi ỉa phân trắng cũng như loại bỏ một số bệnh truyền từ trong trứng ta phải cho gà con uống thuốc 2-3 ngày liên tục theo các cách như sau:
Cách 1: T.Umgiaca: 10g; T.Cúm gia súc:10g ; Super-Vitamin: 10g. Tất cả pha vào 10 lít nước. Ngày đầu dùng cho 1000 con gà. Ngày thứ 2 dùng cho 800 con gà. Ngày thứ 3 dùng cho 600 con gà. Tức là ngày đầu mỗi loại thuốc trên dùng 10g cho 1000 con gà thì ngày thứ 2 phải tăng lên 12g, ngày thứ 3 phải tăng lên 15g cho 1000 gà.
Cách 2: Dùng T.Avimycin: 10g; T. Cúm gia súc: 10g, và Doxivít - Thái: 10g. Pha 3 loại thuốc vào 10 lít nước dùng cho:
Ngày đầu dùng cho 1000 con gà.
Ngày thứ 2 dùng cho 800 con gà.
Ngày thứ 3 dùng cho 600 con gà.

Bệnh bạch lỵ và phó thương hàn giống và khác nhau ở chỗ nào?
Tại sao gà, vịt lại mắc bệnh này?
Nói là 2 bệnh, nhưng trên thực tế khoa học đã chứng minh đó chỉ là một bệnh. Ở gà lớn gọi là bệnh phó thương hàn, hoặc thương hàn ở gà con gọi là bạch lỵ. Chúng cũng là căn nguyên gây bệnh phó thương hàn ở chim câu, chim cút, vịt, ngan, ngỗng, lợn...
Bệnh rất phổ biến ở những nơi chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng tập trung hoặc nuôi chung giữa gà, vịt, ngan, lợn với nhau trong cùng một hộ hoặc một khu trang trại.
Bệnh bạch lỵ (phó thương hàn) càng dễ lan rộng bởi được truyền qua phôi, thức ăn, dụng cụ, nguồn nước uống bị ô nhiễm... Các yếu tố như: thời tiết nóng quá hay lạnh quá, gió lùa, chuồng ẩm ướt, trong chuồng nhiều khí độc, đàn gà để đói quá hoặc khát quá đều là những điều kiện thúc đẩy bệnh bùng phát với tốc độ lây lan nhanh.
  Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chủ yếu chỉ là một loại vi khuẩn Gram Âm (có tên là Salmonella), nhưng biểu hiện của bệnh lại rất đa dạng và phụ thuộc vào tuổi gà, vịt, ngan để chúng được gọi là bệnh bạch lỵ hoặc phó thương hàn hay thương hàn.
Gà bị bệnh bạch lỵ có những
biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện của bệnh bạch lỵ gà:
- Bệnh xảy ra ở gà con mới xuống chuồng.
- Lúc đầu gà con tuy ăn uống bình thường nhưng chúng chậm lớn, bụng nặng (sệ bụng), ỉa phân sền sệt màu trắng sau loãng trắng. Sau vài ngày, phân trắng khô bám đầy hậu môn làm cho gà không đi ngoài được, khi đó gà bị chướng hơi, đầy bụng (bụng căng chướng), gà kém ăn, ủ rũ rồi chết, một số khác khớp bị sưng to, gà đi cà nhắc.
- Nếu bệnh xảy ra ở gà dưới 10 ngày tuổi thì tỷ lệ chết khá cao. Nếu xảy ra ở gà từ 10 - 20 ngày tuổi thì bệnh thường ở dạng cấp tính và cũng có tỷ lệ chết cao. Nếu bệnh xảy ra ở gà sau 3 tuần tuổi (từ trên 20 ngày tuổi) thì đa số gà bệnh tự khỏi nhưng lúc này trong cơ thể gà đã mang vi trùng để sau này tái phát thành bệnh phó thương hàn.
- Khi mổ gà bị bạch lỵ ta thấy: lách sưng to, bề mặt lá lách có những điểm bị xuất huyết, đường ruột chứa nhiều phân, đoạn gần hậu môn chứa nhiều phân trắng; gan sưng to, bầm thâm, đôi khi có nốt li ti màu trắng xám (màu trắng ghi) do bị hoại tử. Nếu bệnh xảy ra ở gà dưới 10 ngày ta còn thấy thêm lòng đỏ trứng chưa tiêu hết (vẫn còn trong bụng gà), gan loang lổ và rắn chắc...

Gà bị bệnh phó thương hàn có những
biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện của bệnh phó thương hàn ở gà:
- Bệnh thường xảy ra ở gà lớn và nhiều khi đó là tái phát của bệnh bạch lỵ trước đây.
- Bệnh có 3  thể biểu hiện:
Không có dấu hiệu (ẩn bệnh): chúng ta không thấy biểu hiện nào khác ngoài việc gà chậm lớn, giảm đẻ, bụng sệ, nhiều con trông có vẻ buồn bã...
Bệnh có dấu hiệu rõ rệt: gà ăn uống thất thường, kém tươi tỉnh, ỉa phân loãng, phân có màu xanh, trắng, bụng sệ, giảm đẻ…
Trên bề mặt trứng của những con gà bị bệnh phó thương hàn có nhiều vết máu, vỏ trứng xù xì, hình dạng trứng bị biến dạng.
- Khi mổ gà bị bệnh phó thương hàn ta thấy: lách và  gan sưng to, bị xuất huyết, trên bề mặt lách và gan có nhiều điểm li ti màu trắng xám (do bị hoại tử). Nhiều trường hợp gan có màu đất sét, dễ bị dập vỡ. Buồng trứng, ống dẫn trứng thường bị viêm xuất huyết. Trứng non rơi ra lòng bụng bị dập nát gây viêm dính phúc mạc (màng bụng) nặng, trên bề mặt trứng non xuất hiện nhiều tia máu màu đỏ tía.
Thể quá cấp và cấp tính: Các biểu hiện ở thể này thường thấy ở gà đẻ. Gà đột nhiên ộc máu ra từ mồm miệng; mào tái nhợt, kêu khác lạ rồi giãy chết (đột tử). Đó là hậu quả của sự dập vỡ gan, vỡ trứng non gây viêm màng bụng nặng. Mổ khám thấy gan bị vỡ, máu đầy lòng bụng, nhiều trứng non cũng bị dập vỡ trong xoang bụng.
                                                                  
 Hãy cho biết cách điều trị bệnh bạch lỵ
và bệnh phó thương hàn ở gà?
Để điều trị bệnh bạch lỵ và phó thương hàn ở gà ta có thể cho gia cầm bị bệnh uống một trong các loại thuốc sau đây:
Cách 1: Cho 100 kg gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, cút, chim câu...) uống:
- T.Avimycin: 20g.
- TĐG Năm Thái (thuốc điện giải Năm Thái): 1 thìa canh, pha vào 15-20 lít nước cho uống trong một ngày đêm. Dùng liên tục 3-4 ngày là khỏi.
Lưu ý: Đây là công thức liều dùng cho 100 kg (chứ không phải 100 con). Từ công thức liều dùng này, bà con có thể tùy thuộc vào số lượng gà (vịt, ngan…) mắc bệnh mà tính toán số thuốc cho phù hợp, đảm bảo đủ liều. Ví dụ để dùng cho 50 kg gà bị bệnh bà con dùng một nửa số thuốc trên.
Cách 2: Cho 100 kg gà (vịt, ngan, ngỗng...) bị bệnh uống:
T.Colivit 20g, Super-Vitamin 1 thìa canh đầy pha vào 15-20 lít nước cho uống trong một ngày một đêm. Dùng liên tục 3-4 ngày là khỏi.

Gumboro là bệnh gì?
Xin cho biết cách chuẩn đoán và phát hiện bệnh?
Gumboro là một bệnh suy giảm miễn dịch truyền nhiễm ở gà, bệnh này rất phổ biến trên toàn thế giới.
 Gà bị bệnh Gumboro thường biểu hiện ở 2 thể bệnh (có thể hiểu là dạng bệnh) sau đây:
 Thể dạng ẩn bệnh
- Bệnh chỉ xảy ra ở gà dưới 3 tuần tuổi (thường xảy ra ở gà từ 1-2 tuần tuổi).
+ Gà đột nhiên buồn bã, ủ rũ, sốt cao.
+ Ỉa chảy phân xanh vàng, nhớt.
+ Kém ăn nhưng uống nước nhiều.
- Sau 4 đến 6 ngày bệnh đột nhiên biến mất, gà trở lại tươi tắn, nhanh nhẹn, ăn uống bình thường.
- Tỷ lệ chết ít, không đáng kể, nhưng cũng có đàn bệnh tỷ lệ chết rất cao.
 Thể dạng lâm sàng
- Thể lâm sàng của bệnh Gumboro hay còn gọi là bệnh Gumboro cổ điển thường xảy ra đối với gà từ 3 đến 8 tuần tuổi, nhưng nặng nhất vẫn là gà từ 3 đến 6 tuần.
Gà bị bệnh có các biểu hiện rất điển hình như:
+ Gà sốt rất cao (trên 43 độ C)
+ Do sốt cao, gà uống nhiều nước nên bị rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy nặng.
+ Phân gà lúc đầu loãng, sau chuyển thành nhớt màu trắng xanh, xanh vàng, đôi khi có gợn máu (phân nhớt xanh vàng, vàng trắng).
+ Gà suy sụp nhanh, nằm bẹp la liệt ra nền chuồng với các tư thế rất khác nhau.
+ Diễn biến bệnh xảy ra vô cùng đột ngột và rất nhanh: chỉ sau 4 đến 6 giờ (kể từ khi con gà đầu tiên phát bệnh) đàn gà đã thay đổi hoàn toàn: xơ xác, nằm la liệt và chết cũng rất nhanh.
+ Thông thường gà bị bệnh Gumboro chết từ 50-80% phụ thuộc vào bệnh thứ phát (bệnh bội nhiễm).
Mổ khám:
- Gà mới chết vẫn nóng, xác gà to béo bình thường, <

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét