Hiện nay có nhiều hình thức nuôi cá lóc như: nuôi thâm canh trong ao đất,nuôi cá lóc trong mùng lưới, nuôi trong bể xi măng, nuôi cá lóc trên bạtnilon…
Nuôi cá lóc trên bạt nilon không cần phải nhiều diện tích đất như đối vớinuôi trong ao đất hay trong mùng lưới chỉ cần khoảng 20 – 30 m2 đất là có thể xây dựng được công trình nuôi. Ngoài ra nuôi cá lóc trong bạt nilon thì vần đề quản lý dịch bệnh, chất lượng nước cũng dễ hơn so với nuôi trong ao đất hoặc mùng lưới.
Chọn vị trí xây dựng công trình nuôi: nơi nuôi phải gần sông, nguồn nước phải chủ động, không bị ô nhiễm, đất phải cứng
Thiết kế: Sau khi đã chọn được vị trí thích hợp thì tiến hành đào xuống khoảng 0.5 – 0.7 m, sau đó dùng cây cấm xung quanh để gia cố bờ và giữbạt có thể dùng lưới B40 hoặc căng dây chì xung quanh các cây và tiến hành lót bạt tốt nhất là nên căng dây chì nhằm hạn chế tổn thương cho cá khi cánhảy va đập vào thành bạt. Lưu ý khi trải bạt cần phải có val thoát nước để thay nước định kỳ hoặc khi cần thiết
Kỹ thuật nuôi:
Chọn cá giống
- Hiện nay cá lóc giống đã cho sinh sản nhân tạo vì vậy về nguồn giống không gặp khó khăn tuy nhiên cũng cần phải chọn con giống khỏe mạnh nhằm hạn chế tỉ lệ hao hụt và bệnh trong quá trình nuôi. Khi chọn cá giống cần lưu ý một số điều sau đây:
- Chọn giống có kích cở tương đối đồng đều, màu sắc trong sáng, phản ứng nhanh nhẹn.
- Cá giống không bị dị hình, không bị xây xác, quan sát bên ngoài không có dấu hiệu của bệnh: nấm, mất nhớt, ký sinh trùng………..
- Khi bắt giống cần tránh làm xây xác cá, vận chuyển giống tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Thả giống, mật độ nuôi:
- Thả giống: tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiếu mát hạn chế gây sốc cho cá. Trước khi thả cá cần tắm cá qua nước muối 3% trong 3 – 5 phút để loại ký sinh trùng và nấm bám bên ngoài cơ thể cá. Ngoài ra trước khi thả cần phải ngâm cá trong bể nuôi khoảng 15 phút để cho cá giống quen dần nhiệt độ trong bể nuôi nhằm hạn chế tỷ lệ hao hụt.
- Mật độ nuôi: Cá lóc là loài cá cá cơ quan hô hấp phụ vì vậy có thểnuôi cá với mật độ cao tuy nhiên khi thả nuôi cũng cần phải thả với mật độ vừa phải nhằm hạn chế bệnh và nhẹ khâu chăm sóc cá trong mô hình này mật độ thả nuôi từ 50 – 100 con/m2
Chăm sóc và quản lý
- Khi mới bắt cá về không nên cho ăn liền, khoảng 2 – 3 ngày đầu cho cá giống ăn ít cho cá quen dần sau đó mới cho cá theo đúng khẩu phần ăn tính theo trọng lượng thân.
- Cách cho ăn nên cho ăn bằng sàn để dễ kiểm tra thức ăn và quản lý tốt môi trường nước trong bể nuôi
- Thức ăn của cá lóc thời gian đầu là cá, tép tạp……xay nhuyễn có thể trộn thêm cám, một số vitamin đặc biệt là Vitamin C sau đó cho ăn với khẩu phần là 5 – 10 % trọng lượng thân ngày cho ăn 02 lần. Khi chuẩn bị thức ăn cần chú ý phải xử lý thức ăn kỹ để hạn chế nội ký sinh và một số mầm bệnh có trong thức ăn tươi sống có thể lây nhiễm cho cá. Sau khoảng 1 – 2 tháng nuôi khi cá đã lớn thì có thể cắt thức ăn cho vừa miệng cá và cho ăn với khẩu phần 5 – 7% trọng lượng thân ngày cho ăn 02 lần. Thường xuyên bổ sung Vitamin vào thức ăn cho cá ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc vào những ngày trời mưa thì cần phải giảm khẩu phần ăn lại.
- Khi cho ăn cần chú ý quan sát hoạt động của cá để kịp thời có hướng xử lý khi cá có biểu hiện bất thường.
- Định kỳ tắm ký sinh và xổ giun, sán cho cá.
- Định kỳ thay nước lúc cá còn nhỏ 01 tuần thay nước 01 lần khi cálớn 01 tuần thay nước 02 lần hoặc thay nước khi thấy cần thiết, khi thay nước cần phải chú ý nguồn nước khi cấp vào không bị nhiễm các hóa chất, thuốc trừ sâu…….
Một số bệnh thường gặp trên cá lóc nuôi trong bạt nilon
Bệnh nội ký sinh
- Tác nhân gây bệnh là các loài giun đầu móc Acanthocephala, sán dây Bothricephalus và giun tròn Philometra, chúng thường ký sinh trên các loài cá ăn động vật, nhất là cá lóc, cá lóc bông.
- Bệnh giun sán nội ký sinh trong ruột làm cá chậm lớn, gầy yếu, ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Đôi khi gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật hoặc thủng ruột và làm cá chết.
Phòng, trị bệnh:
- Định kỳ vệ sinh ao, bè cá, có thể dùng các loại thuốc tẩy giun sán trộn vào thức ăn cho cá ăn
Bệnh sán lá đơn chủ
- Do sán lá 16 móc Dactylogyrus và sán lá 18 móc Gyrodactylus ký sinh ở da, mang của cá. Tác hại nghiêm trọng nhất là đối với cá hương và cágiống. Cá bị ký sinh thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy. Mang bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia mang rời ra, cá không hô hấp được và chết.
Phòng, trị bệnh:
- Không nên thả cá mật độ quá dày. Khi cá bị bệnh, dùng thuốc tím (KMnO4) liều lượng 20g/m3 tắm cho cá trong 15-30 phút trước khi thả vào bènuôi, hoặc dùng muối 2-3% tắm cho cá trong 5-10 phút. Có thể dùng nước ôxy già (H2O2) nồng độ 150 - 200 ppm tắm cho cá giống trong 1 giờ, sục khí mạnh trong khi tắm. Thường xuyên theo dõi chế độ ăn để điều chỉnh cho thích hợp.
Bệnh đẹn ở cá lóc
- Biểu hiện khi cá mắc bệnh là cá bỏ ăn hoặc ăn rồi nhả ra
- Phòng và trị bệnh: Cần giữ môi trường nước trong bể nuôi sạch, khi cá ăn không hết còn thức ăn thừa thì vớt ra, điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp, trị dùng lá xoang hoặc cỏ mực đăm vắt lấy nước tạt vào bể sau đó tiến hành thay nước cho bể nuôi
Bệnh lỡ loét ở cá lóc
- Nguyên nhân do vi khuẩn gây ra
- Biểu hiện bên ngoài cơ thể cá có những vết lỡ loét
- Phòng bệnh: nuôi mật độ vừa phải, giữ vệ sinh cho bể nuôi, định kỳ tắm ký sinh cho cá, bổ sung Vitamin vào thức ăn cho cá ăn.
- Trị bệnh: sử dụng kháng sinh để trị với liều lượng 20g Sulfa + 5g Oxytetraxycline/100kg cá trộng vào thức ăn, trong quá trình sử dụng kháng sinh cũng cần phải bổ sung thêm Vitamin C với lượng 20mg/1kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá
Ngoài ra còn một số bệnh do vi khuẩn khác (Edwarsiella tarda, Aeromonas, Pseudomonas…..) tuy nhiên đây là một số bệnh thường gặp nhất đối với mô hình này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét