Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Phòng trị bệnh cho cá bằng thảo mộc

Hỏi: Chi phí đầu vào của người nuôi cá ngày càng cao do giá thức ăn, thuốc, hoá chất liên tục tăng. Mặt khác, chất lượng cá giống suy giảm, dịch bệnh nhiều nên bắt buộc nông dân phải dùng thuốc, hoá chất đề phòng trị, điều này càng làm cho phí nuôi tăng 



 lên và có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy hỏi có biện pháp nào phòng trị bệnh cá với chi phí thấp và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng không?

Trả lời: Nghề nuôi cá nước ngọt đã và đang cung cấp cho thị trường một lượng lớn thực phẩm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đem về ngoại tệ cho đất nước và giảm áp lực khai thác thủy sản tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu của thị trường là tạo ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng nghĩa với việc dùng các hoá chất, kháng sinh trong phòng trừ bệnh cá phải rất hạn chế. Vì vậy, việc dùng các cây thảo mộc tự nhiên có xung quanh chúng ta trong phòng trị bệnh cá là một giải pháp hiệu quả, bền vững, giúp tạo ra các thực phẩm an toàn và ít tốn chi phí.

Sau đây, tôi xin giới thiệu một số loại cây thảo mộc đã được các nhà khoa học nghiên cứu và được một số bà con nông dân sử dụng hiệu quả:
Cây sài đất. (Ảnh: Trí Quang)
1. Lá xoan (Meliaazedarach L)Còn có tên là cây sầu đâu, sầu đông, xoan trắng, cây xuyên luyện, cây dốc hiên thuộc loại cây thân gỗ, vỏ xù xì, rụng lá vào mùa đông, ra hoa, lá, quả vào mùa xuân. Vỏ và lá xoan có vị đắng, ngâm dưới nước có màu đen. Có tác dụng diệt trùng mỏ neo và trùng bánh xe đạt kết quả tốt.

Cách dùng: Cành lá xoan non bó thành bó ngâm trong ao nuôi cá đang có bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe, cũng có thể ngâm trong lồng nuôi cá ở phía đầu nguồn nước với lượng 150 – 200kg lá xoan/1.000m2 ao có mực nước 1,5 – 2m hoặc 20 – 25kg lá xoan/lồng 8m3 đến khi thấy lá xoan bị hoai mục thì vớt cành ra khỏi ao; Có thể dùng lá xoan để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 15 ngày ngâm lá xoan trong ao một lần với liều lượng 100kg cành lá xoan/ 1000m2 ao; Có thể bón lót xuống ao với liều 0,3kg/m3 trước khi thả cá vào ao ương 3 ngày có thể phòng và trị ký sinh trùng thuộc ngành nguyên sinh động vật như: Trichodina, Cryptobia ký sinh trên cá hương, cá giống.

2. Lá đu đủ tía (Ricinus communis L):

Có tên khác là dầu ve (vì hạt có các vân như viên bi ve), cây tù ma. Là cây sống lâu năm, thường được trồng bằng hạt, hoặc mọc hoang ở các bãi ven sông. Quả thầu dầu có nhiều gai mềm (như gai quả chôm chôm), hạt có vỏ cứng màu đỏ tía, mỗi quả 3 – 4 hạt, hạt dùng để ép dầu. Lá thầu dầu có chất đắng, thường dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá.

Cách dùng: Lấy lá thầu dầu bó thành bó ngâm xuống ao với lượng 250 – 300kg lá thầu dầu/ha ao nước sâu 1,5 – 2m. Đối với lồng nuôi cá ngâm 15 – 20kg lá thầu dầu/8–10m3 lồng. Có thể dùng lá đu đủ tía để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 15 ngày ngâm lá đu đủ tía trong ao một lần với liều lượng 15kg cành lá đu dủ tía/1000m2 ao.

3. Rau sam (Portulaca Oleracea L):

Cây thấp, có nhiều nhánh, thân cây có màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục hơi dầy, hoa có màu vàng mọc ở đầu cành, có thể làm rau luộc, ăn hơi có vị chua. Rau sam thường dùng chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn cho cá trắm cỏ.

Cách dùng: Rửa rau bằng nước sạch rồi rửa lại bằng nước muối 3%, sau đó thả rau vào khung cho cá ăn, mỗi ngày cho ăn một lần, liên tục trong 5 – 7 ngày với 1,5 – 3 kg rau/100kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao.Chú ý để cá thật đói rồi cho ăn rau sam. Có thể dùng rau sam để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 10 ngày cho cá ăn một lần với liều lượng 1kg rau sam/ 100kg cá .

4. Tỏi (Allium sativum L)

Thành phần kháng khuẩn của tỏi chủ yếu là chất alixin (C6H10OS2), alixin là loại chất kháng khuẩn mạnh, có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn như: thương hàn, phó thương hàn, lị, tả, trực khuẩn, bạch cầu, vi khuẩn gây thoái rửa.

Cách dùng: Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi khuẩn gây ra mỗi ngày dùng 50g củ tỏi nghiền nát dùng cho 10 kg cá ăn liên tục trong 5 – 7 ngày. Tỏi dùng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin …) dùng 10-15 g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hoà với nước trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.

Năm 1993, Phòng Bệnh Thủy sản Viện Nuôi trồng Thủy sản I kết hợp với phòng dược liệu - Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật đã dùng bột tỏi khô bào chế với một số cây thuốc: cỏ nhọ nồi, sài đất, chó đẻ răng cưa … thành thuốc chửa bệnh đốm đỏ, xuất huyết, nấm mang. Kết quả thuốc đã phòng trị được bệnh trên 90%.

5. Cây cỏ mực (Eclipta prostrata L):
Loại cây thường mọc ở ven bờ ruộng, xung quanh các nghĩa trang, có hoa màu trắng, lá nhọn. Lá cỏ mực dùng để rà miệng cho trẻ sơ sinh, trừ đẹn, sạch miệng. Cây cỏ mực kết hợp với lá trầu dùng để trị bệnh ký sinh trùng cho cá.

Cách dùng: Thay nước mới cho ao sau đó dùng 10g cỏ mực, 10g lá trầu đem giả nát vắt lấy nước cho thêm 3g dầu mực trộn đều với 1 kg thức ăn, cho cá ăn từ 1 – 3 lần/ ngày.

6. Cây nghể: (Polygonum hydropiper L. Persicaria hydropiper).

 Là loài cỏ mọc hoang dại ở nơi ẩm thấp (thường thấy ở các đầm lầy) sống quanh năm, thân cây có nhiều nhánh, lá hình lưỡi mác, có hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Cây có vị cay nóng, hắc. Dùng chữa bệnh viêm ruột và bệnh loét mang, có hiệu quả nhất là cá giống.

Cách dùng: Lấy thân cây và lá băm nhỏ nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn. Liều lượng 3kg thân lá nghế tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục 3 – 6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, cứ 1 – 2kg nghế khô/100kg cá giống.

Cây cỏ nhọ nồi. (Ảnh: Trí Quang)

7. Cây sòi (Sapium sebiferum (L) Roxb)

Cây sòi còn có tên khác là: ô cữu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ. Cây sòi cao có nhựa, ra hoa vào mùa hè và chín vào mùa thu. Sòi thân màu xám, thân mọc so le, cuống lá dài 3-7cm, phiến lá hình quả trám dài dài 3-9 cm, lá nhọn, hai mặt đều màu xanh, hoa mọc thành bông ở kẻ lá dài 5-10cm.Trong cây sòi có chất Pholoraxetophenol 2- 4 dimethyl etec có khả năng diệt khuẩn. Dùng lá sòi để trị bệnh thoái rửa mang, tráng đầu ở cá.

Cách dùng: Phòng bệnh lấy cành bó thành bó nhỏ cho xuống ao; Để trị bệnh cần bón xuống ao với nồng độ 6 ppm (6g cành lá sòi phơi khô/m3 nước). Thường dùng 1kg cành lá sòi khô (hoặc 4kg tươi) ngâm vào 20kg vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước.

8. Cây cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Buron) 
Trong thân và lá có Cosmosiin (C21 H20O10) chừng 0,037 %, trong rễ cây có Taracerol (C30H50O) toàn thân cây cỏ sữa có ancaloit. Theo Copacdinxki, 1947 chất nhựa mủ của cây cỏ sữa gây hỏng niêm mạc và gây độc với cá.
Theo tài liệu nước ngoài, cây cỏ sữa có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ngưng máu, trung hoà độc tố. Dùng toàn thân cây để trị bệnh viêm ruột, thoái hoá mang cá do vi khuẩn gây ra.

Liều dùng: 50g cây cỏ sữa khô hoặc 200 cây tươi được giã thành bột + 20 gram muối cho 10kg trọng lượng cá ăn trong một ngày, ăn liên tục 3 ngày.

9. Cây xuyên tâm liên: Andrographus panicullata (Burmif.f)

Cây xuyên tâm liên có tác dụng: giải độc, thanh nhiệt, tiêu thủng, ức chế vi khuẩn, tăng cường hiện tượng thực bào của tế bào bạch cầu.

Cách dùng: Dùng trị bệnh viêm ruột cá trắm cỏ. Dùng toàn thân cây xuyên tâm liên khô 1kg hay 1,5kg cây tươi cho 50kh cá ăn liên tục trong 5-7ngày.

10.Cây sài đất (Weledia calendulacea (L). Less)

Trong cây sài đất có tinh dầu, nhiều muối vô cơ, đặc biệt có chất Lacton gọi là Wedelolacton. Công thức hoá học: C16H10O7 với tỷ lệ 0,05%.
Năm 1992, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã thư nghiệm trên vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây bệnh nhiêm trùng xuất huyết đốm đỏ ở cá trắm cỏ nuôi lồng, đường kính vòng mẫn cảm đối vơi dung dịch chiết từ cây sài đất từ 11-20mm. Kết quả tác dụng của các chiết xuất từ Sài đất đều có tác dụng với 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei) gây bệnh trên cá nước ngọt và nước mặn.

Hiện nay, cây Sài đất được phơi khô nghiền thành bột, phối chế thành thuốc trị bệnh cá. Cách dùng tươi: 3,5-5kg giã lấy nước trộn với thức ăn cho 100kg cá/ngày, ăn trong 7 ngày liên tục.

11.Cây cau (Areca catechu L)
Hoạt chất chính trong hạt cau là 4 Ancaloit: Arecolin (C8H13NO2), Arecaidin (C7H11NO2), Guracin (C6HgNO2), Guvacolin (C7H11NO2). Trong hạt cau Arecolin chiếm 0,1-0,5% Oxy nguyên tử oxy hoá tế bào ký sinh trùng làm tê liệt thần kinh của gian sán, làm tê liệt cả cơ trơn nên gian sán không bám được vào thành ruột và bị đẩy ra ngoài.

Cách dùng: Theo Bùi Quang Tề, hạt cau có thể sùng chửa bệnh giun tròn (Spinitectus clariasi) ký sinh trong ruột cá với liều sử dụng 4hạt cau/kg cá/ngày. Ăn liên tục 3 ngày. Trị bệnh sán dây Bothriocephalus gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm cỏ. Liều dùng 1hạt cau/2kg cá trắm cỏ, ăn liên tục 7 ngày.

12. Hạt bí ngô (Cucurbita pepo L)


Thành phần hoá học chưa được khẳng định. Nhưng qua thực nghiệm, hạt bí ngô có tác dụng làm tê liệt phần giữa của giun sán, từ đó giun sán bị đào thải ra ngoài.

Cách dùng: nghiền hạt bí ngô  thành bột trộn với thức ăn cho cá với tỷ lệ 1:2 cho ăn liên tục trong 3 ngày.

13. Dây thuốc cá (Derris spp)

Dây thuốc cá có hoạt chất chính là Rotenon, loại hoạt chất này chỉ độc đối với động vật máu lạnh, không độc với người, giáp xác nhưng rất độc với cá. nghiền rễ cây thuốc cá với nước với liều 1ppm làm cá bị say, nếu liều cao hơn làm cá chết.

Cách dùng: Ở nước ta, thường dùng rễ cây thuốc cá để cá diệt tạp trong ao ương nuôi tôm giống, tôm thương phẩm. Đập dập cây thuốc cá cho ra chất nhựa trắng, để nước trong ai sâu 15-20cm, tạt nước ngâm rễ cây thuốc cá, sau 5-10 cá tạp nổi lên hết. Liều thường dùng là 3-5kg rễ cho 1.000 m3 nước./.





DÙNG THUỐC NAM TRỊ BỆNH CHO CÁ
Nguyễn Thị Thu Hà
TT khuyến nông lâm ngư
Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung trong đó nghề  nuôi cá nước ngọt
đã và đang cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn cá và lợi nhuận thu được
ngày một cao góp phần giúp nhiều hộ nông ngư dân trên địa bàn Tỉnh xoá
đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.
Bên cạn đó, hàng năm người vẫn bị nuôi thiệt hại một số lượng lớn cá
do bị dịch bệnh khiến một số người nuôi thua lỗ nặng nề. Dịch bênh thường
xuất hiện trên một số loài cá nước ngọt như Mè, trắm, Trê, Rô phi tập trung
từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch và các thời điểm giao mùa như mùa thu sang
mùa đông ...
 Để giúp cho người nuôi có thêm một số kinh nghiệm trong phòng trị bệnh
cho cá bằng các loại cây thuốc nam rất có hiệu quả, dễ kiếm mà  chi phí
thấp.
1. Lá xoan ( sầu đông, thầu đâu):
Dùng lá xoan để diệt kí sinh trùng ở cá đều
mang lại hiệu quả cao.
Cách dùng:
- Lấy lá xoan non bó thành từng bó, ngâm
trong ao cá đang bị bệnh trung mỏ neo và trùng
bánh xe. Nên ngâm ở đầu nguồn nước hoặc 4
góc ao với lượng 150 – 200 kg cành, lá
xoan/1000m
2
 ao đến khi thấy lá xoan bị hoai mục thì vớt cành ra khỏi ao.
- Có thể dùng lá xoan để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình
nuôi định kỳ 15 ngày ngâm lá xoan trong ao một lần với liều lượng 100kg
cành lá xoan/ 1000m
2
 ao.
2. Lá đu đủ tía ( Thầu dầu tía):
Lá có chất đắng, thường dùng để chữa
bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá.
Cách dùng:
- Lấy lá đu đủ tía bó thành từng bó ngâm
dưới ao với lượng 25 – 30kg lá/1000m
2
, ao
sâu 1,5 – 2m.
Có thể dùng lá đu đủ tía để phòng bệnh
cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định
kỳ 15 ngày ngâm lá đu đủ tía trong ao một
lần với liều lượng 15kg cành lá đu dủ tía/
1000m
2
 ao.
Ảnh: Lá sầu đông
Ảnh: Cây đu đủ tía.3. Rau sam:
Là loại cây thấp, có nhiều nhánh, thân
màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, hơi dày, hoa
vàng, có thể dùng làm rau ăn. Rau sam
thường dùng chữa bệnh viêm ruột do vi
khuẩn cho cá trắm cỏ.
Cách dùng :
- Rửa rau bằng nước sạch rồi rửa lại
bằng nước muối 3%, sau đó thả rau vào
khung cho cá ăn, mỗi ngày cho ăn một lần,
liên tục trong 5 – 7 ngày với 1,5 – 3 kg
rau/100kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao.Chú ý
để cá thật đói rồi cho ăn rau sam.
- Có thể dùng rau sam để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình
nuôi định kỳ 10 cho cá ăn một lần với liều lượng
1kg rau sam/ 100kg cá .
4. Tỏi :
Dùng tỏi để chửa bệnh đường ruột cho cá.
Cách dùng :
- Nghiền nát tỏi, trộn với thức ăn tinh, liều
lượng 0,5 – 1kg tỏi trộn với thức ăn/100kg cá,
cho ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.
5. Cây cỏ mực :
Loại cây thường mọc ở ven bờ ruộng, xung
quanh các nghỉa trang, có hao mau trắng, lá
nhọn. Lá cỏ mực dùng để rà miệng cho trẻ sơ
sinh, trừ đẹn, sạch miệng. Cây cỏ mực kết hợp
với lá trầu dùng để trị bệnh ký sinh trùng cho
cá.
Cách dùng :
- Thay nước mới cho ao sau đó dùng 10g
cỏ mực, 10g lá trầu đem giả nát vắt lấy nước
cho thêm 3g dầu mực trộn đều với 1 kg thức
ăn, cho cá ăn từ 1 – 3 lần/ ngày.
Có thể thấy các loại lá như lá sầu đông, cỏ mực, rau sam,...chúng
nhường như ở xung quanh chúng ta  và thường gặp hàng ngày nhưng nó lại
có tác dụng rất tốt trong việc phòng và trị bệnh cho cá nuôi.


Mùa mưa lũ: sử dụng hoá chất nào phòng bệnh cho cá nuôi?
Các dạng bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi (đặc biệt là bệnh ngoại ký sinh trùng) thường phát sinh nhiều trong mùa mưa, lũ. Lý do là trong mùa mưa, nhiệt độ môi trường nước thường xuống thấp- nhất là vào những lúc thời tiết âm u, mưa lũ kéo dài và hàm lượng chất hữu cơ thường tập trung cao trong nước do sự rửa trôi của vật chất hữu cơ xuống các ao, hầm, sông, kênh, rạch. Đây là yếu tố tạo điều kiện cho các ký sinh trùng như: Trùng bánh xe, trùng mỏ neo, trùng quả dưa, sán lá ... phát sinh và phát triển trong môi trường nước.
Để phòng trị các dạng bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá, ngư dân thường sử dụng các loại  hoá chất như: Formol, thuốc tím, phèn xanh (sulphat đồng), vôi, muối..
Nhưng hiện nay, trước xu hướng hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước do các hoá chất độc hại cùng với phương châm “phòng bệnh hơn trị bệnh”, rất mong bà con nông dân thực sự quan tâm đến công tác phòng bệnh và chỉ sử dụng các loại hoá chất không làm ô nhiễm môi trường nước (vì hoá chất Formol, thuốc tím, phèn xanh độc hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, cần hạn chế sử dụng- đặc biệt là hạn chế trong mô hình nuôi cá bè và cá đăng quần, và việc sử dụng các loại hoá chất trên thường gây sốc cho cá trong quá trình sử dụng).
Hai loại hoá chất nên dùng để phòng bệnh cho cá nuôi (thường gặp nhất là các  bệnh ngoại ký sinh trùng) trong mùa mưa lũ, đó là muối  (NaCl) và vôi nông nghiệp (CaCO3)
+ Vôi và muối cho vào túi vải treo ở 4 gốc nơi cho cá ăn và nên bắt đầu treo khi cho cá ăn (mỗi loại một túi cho mỗi góc) với liều lượng:
- Nuôi bè và đăng quần: Vôi: 2-5 kg/túi, muối 10-20kg/túi.
- Nuôi ao hầm: Vôi: 1-2kg/túi, muội-10kg/túi
+ Liều lượng trên có thể thay đổi trong phạm vi cho phép tuỳ theo qui mô, diện tích nuôi  và thể tích nước của đàn cá nuôi. Định kỳ 10-15 ngày thực hiện một lần. Nếu phát hiện đàn cá nuôi có biểu hiện giảm ăn, nhào lộn dữ dội, trên da và mang có nhiều nhớt, cá bệnh chết với số lượng ít và tăng không đáng kể thì thực hiện việc treo vôi và muối trong 3 ngày liên tục (trong mô hình nuôi ao hầm thì mỗi ngày thay 10-15% thể tích nước ao). Đồng thời đem mẫu cá bệnh nhờ cán bộ thuỷ sản hỗ trợ trong việc chuẩn đoán bệnh cá .
Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm lá xoan, dây giác, cỏ mực đập giập bọc lại bằng lưới cước treo ở đầu bè hoặc ở chỗ cho ăn với liều lượng mỗi lần treo từ 5-10kg để nâng cao hiệu quả phòng ngừa các bệnh ngoại ký sinh trùng trong mùa mưa, lũ.
WAG - Theo NNVN


VIDEO ONLINE được cung cấp bởi:
Phòng Thông tin - Tuyên truyền 
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia




Bạn đọc có nhu cầu xem tại nhà vui lòng liên hệ với TTKN hoặc Agriviet.Com

Một số bệnh cá và cách phòng trị




Link: http://agriviet.com/home/threads/5125-Mot-so-benh-ca-va-cach-phong-tri#ixzz1gaI6IgzQ

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Kỹ thuật nuôi cá lóc trên bạt nylon

Hiện nay có nhiều hình thức nuôi cá lóc như: nuôi thâm canh trong ao đất,nuôi cá lóc trong mùng lưới, nuôi trong bể xi măng, nuôi cá lóc trên bạtnilon…
Nuôi cá lóc trên bạt nilon không cần phải nhiều diện tích đất như đối vớinuôi trong ao đất hay trong mùng lưới chỉ cần khoảng 20 – 30 m2 đất là có thể xây dựng được công trình nuôi. Ngoài ra nuôi cá lóc trong bạt nilon thì vần đề quản lý dịch bệnh, chất lượng nước cũng dễ hơn so với nuôi trong ao đất hoặc mùng lưới.
Chọn vị trí xây dựng công trình nuôi: nơi nuôi phải gần sông, nguồn nước phải chủ động, không bị ô nhiễm, đất phải cứng
Thiết kế: Sau khi đã chọn được vị trí thích hợp thì tiến hành đào xuống khoảng 0.5 – 0.7 m, sau đó dùng cây cấm xung quanh để gia cố bờ và giữbạt có thể dùng lưới B40 hoặc căng dây chì xung quanh các cây và tiến hành lót bạt tốt nhất là nên căng dây chì nhằm hạn chế tổn thương cho cá khi cánhảy va đập vào thành bạt. Lưu ý khi trải bạt cần phải có val thoát nước để thay nước định kỳ hoặc khi cần thiết
Kỹ thuật nuôi:
Chọn cá giống
            - Hiện nay cá lóc giống đã cho sinh sản nhân tạo vì vậy về nguồn giống không gặp khó khăn tuy nhiên cũng cần phải chọn con giống khỏe mạnh nhằm hạn chế tỉ lệ hao hụt và bệnh trong quá trình nuôi. Khi chọn cá giống cần lưu ý một số điều sau đây:
- Chọn giống có kích cở tương đối đồng đều, màu sắc trong sáng, phản ứng nhanh nhẹn.
- Cá giống không bị dị hình, không bị xây xác, quan sát bên ngoài không có dấu hiệu của bệnh: nấm, mất nhớt, ký sinh trùng………..
- Khi bắt giống cần tránh làm xây xác cá, vận chuyển giống tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Thả giống, mật độ nuôi:
- Thả giống: tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiếu mát hạn chế gây sốc cho cá. Trước khi thả cá cần tắm cá qua nước muối 3% trong 3 – 5 phút để loại ký sinh trùng và nấm bám bên ngoài cơ thể cá. Ngoài ra trước khi thả cần phải ngâm cá trong bể nuôi khoảng 15 phút để cho cá giống quen dần nhiệt độ trong bể nuôi nhằm hạn chế tỷ lệ hao hụt.
- Mật độ nuôi: Cá lóc là loài cá cá cơ quan hô hấp phụ vì vậy có thểnuôi cá với mật độ cao tuy nhiên khi thả nuôi cũng cần phải thả với mật độ vừa phải nhằm hạn chế bệnh và nhẹ khâu chăm sóc cá trong mô hình này mật độ thả nuôi từ 50 – 100 con/m2
Chăm sóc và quản lý
- Khi mới bắt cá về không nên cho ăn liền, khoảng 2 – 3 ngày đầu cho cá giống ăn ít cho cá quen dần sau đó mới cho cá theo đúng khẩu phần ăn tính theo trọng lượng thân.
- Cách cho ăn nên cho ăn bằng sàn để dễ kiểm tra thức ăn và quản lý tốt môi trường nước trong bể nuôi
- Thức ăn của cá lóc thời gian đầu là cá, tép tạp……xay nhuyễn có thể trộn thêm cám, một số vitamin đặc biệt là Vitamin C sau đó cho ăn với khẩu phần là 5 – 10 % trọng lượng thân ngày cho ăn 02 lần. Khi chuẩn bị thức ăn cần chú ý phải xử lý thức ăn kỹ để hạn chế nội ký sinh và một số mầm bệnh có trong thức ăn tươi sống có thể lây nhiễm cho cá. Sau khoảng 1 – 2 tháng nuôi khi cá đã lớn thì có thể cắt thức ăn cho vừa miệng cá và cho ăn với khẩu phần 5 – 7% trọng lượng thân ngày cho ăn 02 lần. Thường xuyên bổ sung Vitamin vào thức ăn cho cá ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc vào những ngày trời mưa thì cần phải giảm khẩu phần ăn lại.
- Khi cho ăn cần chú ý quan sát hoạt động của cá để kịp thời có hướng xử lý khi cá có biểu hiện bất thường.
- Định kỳ tắm ký sinh và xổ giun, sán cho cá.
- Định kỳ thay nước lúc cá còn nhỏ 01 tuần thay nước 01 lần khi cálớn 01 tuần thay nước 02 lần hoặc thay nước khi thấy cần thiết, khi thay nước cần phải chú ý nguồn nước khi cấp vào không bị nhiễm các hóa chất, thuốc trừ sâu…….
Một số bệnh thường gặp trên cá lóc nuôi trong bạt nilon
Bệnh nội ký sinh  
- Tác nhân gây bệnh là các loài giun đầu móc Acanthocephala, sán dây Bothricephalus và giun tròn Philometra, chúng thường ký sinh trên các loài cá ăn động vật, nhất là cá lóc, cá lóc bông.
- Bệnh giun sán nội ký sinh trong ruột làm cá chậm lớn, gầy yếu, ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Đôi khi gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật hoặc thủng ruột và làm cá chết.
Phòng, trị bệnh:
- Định kỳ vệ sinh ao, bè cá, có thể dùng các loại thuốc tẩy giun sán trộn vào thức ăn cho cá ăn
Bệnh sán lá đơn chủ
- Do sán lá 16 móc Dactylogyrus và sán lá 18 móc Gyrodactylus ký sinh ở da, mang của cá. Tác hại nghiêm trọng nhất là đối với cá hương và cágiống. Cá bị ký sinh thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy. Mang bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia mang rời ra, cá không hô hấp được và chết.
Phòng, trị bệnh:
- Không nên thả cá mật độ quá dày. Khi cá bị bệnh, dùng thuốc tím (KMnO4) liều lượng 20g/m3 tắm cho cá trong 15-30 phút trước khi thả vào bènuôi, hoặc dùng muối 2-3% tắm cho cá trong 5-10 phút. Có thể dùng nước ôxy già (H2O2) nồng độ 150 - 200 ppm tắm cho cá giống trong 1 giờ, sục khí mạnh trong khi tắm. Thường xuyên theo dõi chế độ ăn để điều chỉnh cho thích hợp.
Bệnh đẹn ở cá lóc
- Biểu hiện khi cá mắc bệnh là cá bỏ ăn hoặc ăn rồi nhả ra
- Phòng và trị bệnh: Cần giữ môi trường nước trong bể nuôi sạch, khi cá ăn không hết còn thức ăn thừa thì vớt ra, điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp, trị dùng lá xoang hoặc cỏ mực đăm vắt lấy nước tạt vào bể sau đó tiến hành thay nước cho bể nuôi
Bệnh lỡ loét ở cá lóc
- Nguyên nhân do vi khuẩn gây ra
- Biểu hiện bên ngoài cơ thể cá có những vết lỡ loét
- Phòng bệnh: nuôi mật độ vừa phải, giữ vệ sinh cho bể nuôi, định kỳ tắm ký sinh cho cá, bổ sung Vitamin vào thức ăn cho cá ăn.
- Trị bệnh: sử dụng kháng sinh để trị với liều lượng 20g Sulfa + 5g Oxytetraxycline/100kg cá trộng vào thức ăn, trong quá trình sử dụng kháng sinh cũng cần phải bổ sung thêm Vitamin C với lượng 20mg/1kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá
            Ngoài ra còn một số bệnh do vi khuẩn khác (Edwarsiella tarda, Aeromonas, Pseudomonas…..) tuy nhiên đây là một số bệnh thường gặp nhất đối với mô hình này.

Nuôi cá lóc trong bể lót bạt - tạo vùng nguyên liệu ổn định

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Sở KH&CN An Giang, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh phối hợp Khoa Thủy sản-Trường đại học Cần Thơ thực hiện dự án “Triển khai mô hình cá lóc trong bể lót bạt ở tỉnh An Giang” tại các huyện Thoại Sơn, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú và TP.Long Xuyên.

Qua thử nghiệm, mô hình đã đạt được kết quả khả quan và đang được nhân rộng… Năm 2010, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã thực hiện dự án triển khai mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt. Dự án triển khai nhằm khắc phục các trở ngại về sự nhiễm bẩn nguồn nước do nuôi cá lóc ở vèo đặt trên kênh, sông, cá nuôi có tỷ lệ sống thấp,…
Đặc biệt, mô hình này phù hợp với người nghèo ở vùng nông thôn, người có ít đất sản xuất. Chỉ với một đơn vị diện tích đất sản xuất nhỏ hay diện tích mặt nước ao nuôi giới hạn (ít hơn 80-100 m2/hộ) xa nguồn nước cấp và thay nước… thì đều ứng dụng được, để tăng thu nhập. Do đó, dự án là một trong những mô hình sản xuất có khả năng tạo ra sản phẩm sinh khối cao, góp phần bảo vệ tốt môi trường nước và nâng cao thu nhập cho người nuôi cá.
Nông dân rất phấn khởi khi được tiếp cận công nghệ nuôi mới, đã tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn thực hành các mô hình điểm. Qua đó, đã xây dựng 2 mô hình sản xuất giống cá lóc và 34 mô hình nuôi thương phẩm cá lóc đen trong bể lót bạt. Trong đó, có 30 mô hình nuôi bằng thức ăn cá tạp, 2 mô hình nuôi bằng thức ăn công nghiệp và 2 mô hình nuôi thức ăn bán công nghiệp (tự chế). Sau 4-5 tháng nuôi, năng suất bình quân đạt từ 18-30 kg/m2. Cá biệt, ở huyện Tịnh Biên và An Phú có hộ nuôi đạt 30-50 kg/m2/mô hình.
Ông Phan Quốc Khánh (xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên) và ông Nguyễn Văn Sal (xã Quốc Thái, An Phú) nói rằng: “Không ngờ thử nghiệm mô hình hiệu quả quá, cá tui nuôi 5 tháng đạt năng suất gần 51kg/m2”.
Ưu điểm của mô hình là có thể nuôi quy mô nhỏ, những hộ nuôi ít vốn tận dụng diện tích xung quanh nhà xây dựng bể nuôi cải thiện thu nhập cho gia đình và khắc phục được một số nhược điểm của các mô hình nuôi khác.
Lợi nhuận từ mô hình này từ 1 -6 triệu đồng, tùy thuộc vào kỹ năng chăm sóc, quản lý và kinh nghiệm của hộ nuôi. Trung tâm Giống thủy sản tỉnh cho biết, các yếu tố thủy lý hóa môi trường nước đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá nuôi tăng trưởng và phát triển như nhiệt độ dao động từ 27,9- 29,60C, pH dao động từ 6,9-7,2, oxy hòa tan từ 3.1-4.5 ppm và hàm lượng đạm tổng dao động từ 4.2-9.5 ppm.
Trong quá trình sinh sản, tỷ lệ thành thục khi nuôi vỗ là 80%, tỷ lệ cá tham gia sinh sản 100%, tỷ lệ trứng thụ tinh 80-90% và số lượng cá giống thu được là 55.886 con, tỷ lệ sống của cá nuôi thương phẩm dao động từ 55,3-71,5%, năng suất cá đạt từ 360-602 kg/bể 15m2 và trọng lượng của cá nuôi lúc thu hoạch dao động 382-560 gram/con, tỷ suất lợi nhuận từ 15-20%. Từ kết quả trên, huyện Thoại Sơn, Tịnh Biên và thành phố Long Xuyên đang nhân rộng mô hình này.
Để phát triển dự án và nhân rộng mô hình nuôi, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt và áp dụng triển khai dự án “Phát triển mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt bằng thức ăn công nghiệp và bán công nghiệp” cho 4 huyện: Thoại Sơn (Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh), Châu Thành (Vĩnh Lợi, Vĩnh Bình), Phú Tân (Tân Hòa, Bình Thạnh Đông) và Tịnh Biên (Núi Voi, Vĩnh Trung).
Chị Ngô Thị Hạnh, Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Giống thủy sản An Giang, Chủ nhiệm đề tài cho biết, mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong bể lót bạt này sẽ góp phần tạo sự đa dạng và phát triển thủy sản, tạo ra vùng nguyên liệu cá lóc thương phẩm cung cấp ổn định cho các cơ sở làm khô, mắm ở TX. Châu Đốc, Thoại Sơn và Chợ Mới. Ý nghĩa hơn, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, nhất là các hộ nghèo, thiếu vốn. (Báo An Giang 11/9, Hạnh Châu)