Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Nguồn nước tốt để ương nuôi cá giống

Nguồn nước tốt để ương nuôi cá giống

-Thế nào là nguồn nước tốt để ương nuôi cá giống? Muốn có nguồn nước tốt để ương nuôi cá giống thì phải làm gì?
Nước quán xuyến toàn bộ hoạt động  của nghề nuôi cá, không những là môi trường sống của cá, mà còn của các loài thuỷ sinh vật thức ăn của cá như rong, tảo, động vật phù du, giun ít tơ, ấu trùng muỗi lắc, trai, hến, ốcv.v…



Nguồn nước được gọi là tồt để ương nuôi cá giống, đảm bảo được yếu tố sau:
Yếu tố hoá học: Trước hết nguồn nước không có các yếu tố độc hại đối với cá: “Các yếu tố độc hại có thể có ở dạng rắn, khí hoặc muối hoà tan trong các kim loại nặng, yếu tố phóng xạ, thuốc trừ sâu và diệt cỏ, kể cả độ pH, hàm lượng Cl, SO4, Fe tổng cộng, lượng tiêu hao ôxy và các hợp chất khác có trong nước thải công nghiệp v.v…
Yếu tố dinh dưỡng như: N, P, K… cũng cấn đảm bảo trong nước ao hồ ở những giới hạn thích hợp để cá và thuỷ sinh vật khác sinh sản và phát triển bình thường.
Yếu tố sinh vật học: Nguốn nước tốt để nuôi cá là nguồn nước đã phát triển phong phú khu hệ thuỷ sinh vật (thức ăn tốt của cá), hạn chế và phòng trừ được các địch hại, không cho các ký sinh trùng gây bệnh cho cá lẫn trong nước.
Yếu tố vật lý khác: Nguồn nước cần được tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Độ đục của nước phù sa và của các kênh mương có nhiều hạt sét lơ lửng làm cho tảo và các thuỷ sinh vật kém phát triển, nguồn thức ăn của cá bị giảm sút… Vì vậy, nước để ương nuôi cá giống cần có độ trong vừa phải (từ 20-30cm).
-Muốn có nguồn nước tốt để ương nuôi cá, bạn cần lưu ý:
Địa điểm: Địa điểm  đào ao ương nuôi cá, trước hết phải gần nguồn nước sạch. Tốt nhất là gần nguồn nước tự nhiên (hồ chứa, sông…). Nếu sử dụng nước thuỷ lợi, nước sông giang… phải dự trữ lượng nước chủ động riêng để dùng khi cần thiết.
-Kết hợp xây dựng các hệ thống tháp nước, bể lọc… để có nguồn nước sạch ương nuôi cá. Biện pháp đơn giản là xây dựng hệ thống ao chứa nước có nuôi thả bèo hợp lý. Vai trò chủ yếu của việc lọc sạch nước này là do các loài tảo cỡ nhỏ với số lượng lớn và đặc biệt là trai nước ngọt( một con trai nước ngọt mỗi ngày lọc trung bình 12 lít nước, có khi tới 60-70 lít). Càn gây nuôi các “máy lọc sống” này trong ao chứa để triệt để sử dụng chúng vào việc lọc sạch nước.
Trong các ao chứa nước không được bón phân, nhất là các nguồn phân hữu cơ. Bởi vì, ở các ao chứa sẽ diễn ra quá trình hấp thụ các kim loại nặng bởi chất hữu cơ, kết tủa và lắng đọng các chất vẩn vô cơ và hữu cơ, vô vơ hoá các chất hữu cơ không bền vững, làm tăng hàm lượng ôxy hoà tan, huỷ diệt các vi khuẩn hoại sinh và gây bệnh của cá.
Khu vực ương nuôi cá cần xây dựng một chế độ kiểm tra, bảo vệ và sử dụng nguồn nước hợp lý, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Coi nhẹ việc bảo vệ nguồn nước, nhất định se gặp nhiều khó khăn trong việc ương nuôi cá, nhất là cá giống.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHẤT THẢI AO NUÔI CÁ TRA ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở AN GIANG
CÁCH TRÍCH DẪN SAI, VÀ CSO NHIỀU TÀI LIỆU TRÍCH DẪN NHƯNG KHÔNG THẤY TRONG DANH MỤC NÊN TÔI KHÔNG XÁC THỰC ĐƯỢC TÍNH KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ. CẦN CHỈNH SỬA TRƯỚC KHI TÔI XEM TIẾP
1. Giới thiệu
Hiện nay, “nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trở thành một trong những nguồn chủ lực, có vị trí quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản, nhất là thủy sản nước ngọt đã gây ô nhiễm ngày càng cao. Trong quá trình nuôi thì chất thải trong ao nuôi được thải ra sông, kênh mương và lượng cá càng lớn thì chất thải càng nhiều như nước thải, bùn chứa phân các loại thủy sản, thức ăn dư thừa bị thối rữa, chất tồn dư của các loại hóa chất dẫn đến sông, kênh mương càng ngày ô nhiễm” (Thông tấn xã Việt Nam, 2008). Bên cạnh đó, An Giang là một trong những tỉnh nằm trong lưu vực sông Mê Kông, với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt là nơi có hệ thống nuôi trồng thủy sản nước ngọt rất đa dạng, đặc biệt là nghề nuôi cá tra (Chau Thi Đa và ctv, 2008), và tác động của việc nuôi cá tra đến môi trường nước và hệ sinh thái đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường nước do chất thải nuôi cá tra đã ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đời sống, sức khỏe người dân trong vùng và người nuôi (Tố Quyên[VTAnh1] , 2007). Do đó, cần có một số biện pháp để hạn chế chất thải từ ao nuôi cá tra ảnh hưởng đến môi trường là rất cần thiết, vì vậy mà em viết bài tiểu luận này.
2. Hiện trạng
An Giang là tỉnh nổi tiếng trong nghề nuôi cá tra dọc theo hai bờ sông Tiền và sông Hậu, cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của An Giang. Năm 2007 An Giang có gần 16.000 hộ nuôi cá tra xuất khẩu với  gần 13.300 ha, tăng 4.500 hộ so với năm 2006, số người nuôi cá tra có ao lắng xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường để bảo vệ môi trường nước rất ít[VTAnh2] , hầu hết đưa trực tiếp nước thải trong ao nuôi cá ra sông. An Giang gần 1.600 ha đất ao hầm nuôi cá tra, gần 90% số ao chưa có hệ thống xử lý nước thải như ở huyện Phú Tân có 1.972 hộ nuôi 2.557 ao hầm cá tra với 250 ha mặt nước, nhưng chỉ có 101 ao hầm có hệ thống xử lý nước thải, còn lại 2.456 ao hầm chưa có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, chiếm 96% (Tố Quyên, 2007). Do nghề nuôi cá tra mang lại hiệu quả cao nên diện tích nuôi cá tra ao hầm đang gia tăng rất nhanh, năm 2007 đã tăng đến 4.500 hộ nuôi so với năm 2006. Mặt khác, Chau Thi Đa và ctv (2008) thì cho rằng, do nuôi cá tra bè bị lỗ nên nhiều người đã chuyển sang nuôi ao hầm và làm cho diện tích nuôi cá tra trong ao tăng lên đáng kể[VTAnh3] . Bên cạnh đó, thì người nuôi cá chỉ chú ý đến diện tích thả nuôi không quan tâm chất thải [VTAnh4] từ ao nuôi như thế nào trước khi thải ra môi trường bên ngoài nên chưa có ao xử lý nước thải và điều này làm môi trường nước xấu hơn. Mặt khác, thì tác động ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, sức khỏe mà cũng ảnh hưởng đến người nuôi cá, khi nguồn nước trong ao bị ô nhiễm thải ra môi trường thì những hộ nuôi xung quanh sử dụng nguồn nước đó cung cấp trở lại cho ao của họ và làm tăng tỷ lệ hao hụt nuôi cá rất cao, hiệu quả chăn nuôi thấp. [VTAnh5] Những năm trước tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi từ 7 – 9%, hiện nay đã tăng lên 30 – 40%, có nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng thì tỷ lệ hao hụt cá trong quá trình nuôi đến 61 -63% (Tố Quyên, 2007).
Theo Lý Thị Thanh Loan (2007[VTAnh6] ), “ô nhiễm nguồn nước mặt do nuôi cá tra đang hết sức nghiêm trọng những người nuôi cá tra đều không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ ao nuôi cá, tất cả xả nguồn nước ô nhiễm này ra sông rạch. Sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi cá tra và thái độ không quan tâm xử lý nước thải để bảo vệ môi trường của người nuôi cá sẽ làm sông rạch mất khả năng tự làm sạch và ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành những dòng sông ô nhiễm do chất thải từ cá ao cá tra”. Còn theo Nguyễn Văn Thạnh (2007[VTAnh7] ), “các hộ nuôi cá tra đều không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như xử lý nước cấp, nước thải, chất thải từ ao nuôi cá, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong nuôi trồng thủy sản nên gây ô nhiễm môi trường. Đa số những hộ nuôi cá tra hầm điều không xây dựng hệ thống ao lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao nuôi và xử lý nước thải trước khi xả ra sông rạch” (Hùng Anh, 2007[VTAnh8] ). Qua phân tích trên cho thấy, khuynh hướng ô nhiễm môi trường nước thì càng trở nên nhiều hơn do các diện tích nuôi cá chưa có ao xử lý nước nước thải trước khi thải ra môi trường. Do đó, trong phát triển nghề nuôi cá tra sắp tới cần hướng tới vần đề môi trường và ảnh hưởng của nó, đối với những người nuôi cá tra ao hầm thì phải có ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Do thị trường xuất khẩu được mở rộng ở ĐBSCL cũng như ở An Giang nên sản lượng cá tra nuôi các loại hình lồng bè, ao hầm, đăng quầng mỗi năm đều tăng và sự phát triển ồ ạt không theo quy hoạch làm suy thoái môi trường nước. Theo số liệu điều tra của khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ (2007), một ao nuôi cá tra 1 ha cho sản lượng 300 tấn, sẽ cần 480 tấn thức ăn, trong đó 75% được chuyển hoá thành sản phẩm, còn lại 25% thức ăn dư thừa và chất thải của cá thối rữa lắng đọng dưới đáy ao và thải ra môi trường nước (Lập Chương, 2007). Theo như Chi cục bảo vệ môi trường Tây Nam Bộ, để có được 1 kg cá tra thì cần 1,5 – 2 kg thức ăn. Ngoài ra, một số kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 17% lượng thức ăn được cá hấp thụ, còn lại 83% được thải ra môi trường dưới dạng phân, chất hữu cơ dư thừa thải ra môi trường nước (Huỳnh Biển, 2007). Như vậy, nếu có 1 tấn cá tra thì cần gần 2 tấn thức ăn và có hơn 1,6 triệu tấn chất thải ra môi trường.  Đầu năm 2008 sản lượng cá tra An Giang đạt khoảng 150.000 tấn thì có khoảng 250.000 tấn chất thải được thải ra môi trường và hiện nay ngành nuôi cá tra theo công nghệ mới năng suất cao gấp 10 lần so với cách nuôi truyền thống và thịt cá nuôi trắng, có mùi thơm do phải thay nước trong ao cá nuôi liên tụ và điều này làm cho môi trường nước ở An Giang ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng (Bộ công thương[VTAnh9] , 2008).
Hiện nay, có nhiều mô hình kết hợp từ nguồn nước thải ao cá tra mang lại hiệu rất cao như mô hình sử dụng “bùn đáy ao nuôi cá tra bón cho lúa và hoa màu’, qua nhiều thử nghiệm tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân cho thấy, sử dụng bùn đáy ao nuôi tra bón lúa năng suất tăng từ 0,9 đến 1 tấn.ha-1, giảm được 50% lượng phân hóa học và dùng bón lót trồng khoai cao, năng suất tăng từ 9 đến 10 tấn.ha-1, làm giảm ô nhiễm môi trường từ chất thải ao nuôi cá tra (Thông tấn xã Việt Nam, 2008); “mô hình nuôi cá tra kết hợp trồng lúa 2 vụ.năm-1” mô hình này được Khưu Đức Hùng thực hiện năm 2005 tại phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên. Kết quả cho thấy, nước trong ao nuôi cá tra thải ra và đưa vào ruộng tưới lúa đã giảm được 70%  lượng phân bón cho lúa và năng suất cao hơn bơm nước, bón phân bình thường từ 0,7 – 1 tấn.ha-1 vụ đông xuân và 0,6 tấn.ha-1 vụ hè thu (Thông tấn xã Việt Nam, 2008). Bên cạnh đó, theo Quốc Tuấn (2008) cho rằng mô hình trồng lúa sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra có tác dụng làm giảm chi phí sản xuất lúa và giảm ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi và mô hình hình này chỉ thích hợp những nơi có ao nuôi cá gần ruộng lúa và diện tích trồng lúa phải đủ chứa lượng nước thải từ ao nuôi cá thải ra (diện tích trồng lúa gấp 20 lần diện tích ao nuôi). Điều này, cho thấy mô hình canh tác này không phải nơi nào cũng có thể áp dụng được, chỉ có thể áp dụng những nơi đáp ứng điều kiện của mô hình đó, đây chính là khó khăn để triển khai nhân rộng mô hình này nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước như hiện nay.
3. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
- Theo Nguyễn Thị Thu Trang (2008) nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là do: (i) kỹ thuật nuôi cá truyền thống sử dụng nguồn thức ăn tự chế làm cho các vật chất trong ao nuôi ngày càng tăng, (ii) lượng các hóa chất và kháng sinh sử dụng cho cá trong quá trình nuôi tăng, (iii) chưa có ao xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường chiếm tỷ lệ cao (98% tổng số hộ nuôi).
- Những người nuôi cá thường sử dụng các hóa chất vệ sinh cải tạo ao nuôi, các vật tư chuyên dụng như vôi bột, chế phẩm sinh hóa học và các loại thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng cá với số lượng nhiều và gây nguồn nước ngày càng trở nên ô nhiễm (Phạm Đình Đôn, 2008).
- Do người nuôi cá không tính kỹ lượng ăn của cá nên dẫn đến dư thừa trong quá trình nuôi. Đây là vấn đề thường thấy ở những người nuôi cá hiện nay (Phạm Đình Đôn, 2007). Bên cạnh đó, Chau Thi Đa và ctv (2008) cho rằng lượng chất thải từ thức ăn dư thừa và sự chuyển hóa chất thải từ của hệ thống nuôi cá sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn tươi từ xác cá tra thì rất cao và cao gấp 9-10 lần so với hệ thống nuôi sử dụng thức ăn viên. Qua đó cho thấy, sử dụng nguồn thức ăn tự chế trong nuôi cá tra sẽ tăng lượng chất hữu cơ trong đáy ao và nguồn nước trong ao nuôi ô nhiễm nhanh hơn.
4. Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường từ ao nuôi
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là ô nhiễm môi trường do chất thải từ các ao hầm nuôi cá, ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ nuôi cá tra ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đời sống, sức khỏe người dân trong vùng, đặc biệt là những người dân sử dụng nước sông làm nguồn nước sinh hoạt chủ yếu. Dưới đây, là một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước từ ao nuôi cá tra để đảm bảo cho đời sống người dân được tốt hơn và những người nuôi cá tra hiện nay.
- Chính quyền đại phương cần nhân rông mô hình nuôi cá kết hợp với ruộng lúa đối với những nơi có điều kiện diện tích trồng lúa và nuôi cá để có thể lấy nước từ ao nuôi cá thải ra đưa lên tưới lúa, giảm được phân bón, tiết kiệm chi phí sản xuất và không gây ô nhiễm môi trường.
- Những hộ nuôi cá cần hạn chế sử dụng nguồn thức ăn tự chế từ các phế phụ phẩm và khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp trong quá trình nuôi để hạn chế thức ăn dư thừa lắng động dưới đáy ao gây ô nhiễm môi trường nuôi.
- Những hộ nuôi cá tra ao hầm phải dành diện tích ao lắng để xứ lý nước thải trong ao nuôi cá trước khi thải ra môi trường, để không gây ô nhiễm môi trường nước, với tỷ lệ 3:1 (3 ha nuôi cá thì phải có 1 ha làm ao lắng xử lý nước thải khi thải ra môi trường bên ngoài (Tố Quyên, 2007).
- Cần nhân rông mô hình nuôi cá tra kết hợp với các loại cá ăn thức ăn chìm dưới đáy như: cá he, chim trắng, cá kết và sử dụng hệ thống lọc nước. Mô hình kết hợp này sẽ xử lý được nguồn thức ăn dư thừa lắng xuống đáy ao gây ô nhiễm môi trường nước trong ao.
5. Kết luận
Nghề nuôi cá tra được xem là thế mạnh của tỉnh An Giang. Bên cạnh sự phát triển nghề nuôi cá cá tra thì vấn đề ô nhiễm môi cũng cần được quan tâm và có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như sử dụng nguồn thức ăn tự chế, sử dụng các hóa chất kháng sinh trong cải tạo ao, phòng trị bệnh và không có ao xử lý chất thải. Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân không có ao xử lý là chủ yếu chiếm 90% diện tích nuôi cá tra trong ao.
Chính vì vậy, cần có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, để thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp tốt giữa người nuôi và sự quản lý của chính quyền địa phương.


 [VTAnh1]Trong danh mục TLTK, Tố Quyên có 2 tài liệu cùng công bố năm 2007. Vậy đây là tài liệu nào? Trích dẫn sai nguyên tắc!

 [VTAnh2]Không có ý  nghĩa! Con số?

 [VTAnh3]Số liệu? Đây là nền tảng cho các cơ sở thảo luận, phân tích sau này, không dùng từ chung chung như thế này!

 [VTAnh4]Tại sao? Câu hỏi này của chuyên ngành PTNT đó!

 [VTAnh5]Trích dẫn

 [VTAnh6]Không có trong danh mục tài liệu tham khảo?

 [VTAnh7] [VTAnh7]Không có trong danh mục tài liệu tham khảo?

 [VTAnh8] [VTAnh8]Không có trong danh mục tài liệu tham khảo? (chỉ có 2008 thôi)

 [VTAnh9]Viết hoa, sao không thấy trong danh mục TLTK?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét