Bệnh cá và cách xử lý

Thức ăn và cách phòng bệnh cho cá lóc
(Dân Việt) - Trong nuôi cá nói chung và cá lóc nói riêng, việc phòng bệnh vô cùng quan trọng.
Bởi phòng bệnh là tránh đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào hệ thống ương nuôi, hoặc ngăn ngừa mầm bệnh phát triển, trị bệnh chỉ là giải pháp tình thế cuối cùng. Về thức ăn phải vệ sinh, tươi, sống; thức ăn công nghiệp phải đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất.
Sau đây cần lưu ý một số bệnh thường gặp và cách phòng, trị cụ thể cho từng loại:

Thức ăn tốt, phòng bệnh tốt giúp tăng năng suất nuôi cá lóc.
Bệnh lở loét: Cá có triệu chứng ít ăn hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, da sậm, xuất hiện những vết loét màu đỏ. Những vết loét lan rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Vết loét ăn sâu vào đến xương, thịt thối rữa và cá bị chết. Để phòng bệnh, người nuôi cá nên định kỳ trộn Vitamin C liều lượng 5-10g/100kg cá nuôi. Thả lá xoan, dây giác vào ao, bè. Còn trị bệnh thì dùng vôi bột liều lượng 5-7kg/100m3 hòa tan lấy nước tạt đều ao, bè hoặc sulfat đồng liều lượng 1kg/2.000-3.000m3. Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn: Oxytetracyline 2g+ Sulfathyozon 5g/100kg cá nuôi từ 5-7 ngày. Vitamin C 2g/kg thức ăn. Cho ăn liên tục 5-7 ngày.
Bệnh trắng da: Thời kỳ đầu đuôi cá xuất hiện vết trắng lan dần về phía đầu, đến vây lưng và vây hậu môn, cá mất nhớt và bong da, bong vẩy. Bệnh nặng, cá treo đuôi, cắm đầu xuống và chết trong thời gian ngắn. Nên hòa tan vôi bột: 5-10kg/100m3, tạt đều ao 2-3 lần/tuần. Còn khi cá đã mắc bệnh này, bắt cá bệnh tắm thuốc Streptomycine 25mg/lit nước, tắm trong 30 phút. Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn: Sulfadimidine 3-5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày. Trộn vitaminC cho ăn liên tục 5-7 ngày.
Bệnh nấm thủy mi: Da có những đốm trắng, trên đó có những sợi nấm nhỏ mềm, tua tủa như bông gòn, dùng sulfat đồng 1kg/2.000-3.000m3 nước, xử lý liên tục 2-3 lần/tuần.
Bệnh sán lá đơn chủ: Cá thường nổi đầu nơi có nước chảy. Phải thường xuyên thay nước ao, tránh thức ăn thừa gây bẩn môi trường. Dùng muối liều lượng 0,5-1kg/100 lít nước đối với cá nhỏ, 3-4kg/100 lít nước đối với cá lớn, tắm trong 10-15 phút. Dùng thuốc tím 1-2g/m3 tạt đều ao, 3 lần/tuần. Hoặc dùng lá xoan 0,3-0,5 lá xoan bó lại treo ở đầu bè hoặc đầu cống cấp nước vào ao.
Bệnh xuất huyết: Cá bơi lội không bình thường, da chuyển sang màu sẫm, mắt mờ đục, sưng phù và có thể bị mù, xuất huyết ở các vây, da, bụng, quanh miệng, nắp mang, có thể bị chảy máu một số nơi, cơ thể bị tuột nhớt. Cách điều trị: trộn kháng sinh Doxycyline 0,5-1g/1kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày, Kanamycine: 50mg/1kg thể trọng cá, liên tục 5-10 ngày, nhóm Sulfamid: 150-200mg/kg thể trọng cá, liên tục 5-10 ngày, bổ sung Vitamin C


III. Phòng trị bệnh:
  Trong môi trường nuôi cá lóc thường bị các bệnh, chủ yếu thuộc 2 nhóm sau:
 3.1/ Bệnh do vi khuẩn:
Bệnh nhiễm trùng huyết, bệnh lỡ loét, bệnh đốm đỏ…
Nguyên nhân: Do vi khuẩn thường xuyên có mặt trong ao nuôi cá gây ra (Aeromonas sp.; Pseudomonas sp.; Streptococcus spp.; Mycobacterium sp.; …)
  -Cá bị nhiễm khuẩn có các triệu chứng đặc trưng sau :
   + Da cá sậm màu hơn bình thường hoặc bị mất màu.
   + Hiện tượng xuất huyết ở bụng, ở vây, ở quanh miệng, nắp mang.
   + Bị tróc vẫy, da bị lỡ loét, kể cả trên đầu.
   + Đuôi, vây bị hoại tử.
Phòng bệnh:
   + Ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật nuôi, để phòng bệnh nhiễm khuẩn có thể dùng các sản phẩm chuyên dùng để sát trùng nước nuôi định kỳ (Vikon A, Bioxide for fish…)
  + Cung cấp khoáng và Vitamine, đặc biệt Vitamine C vào thức ăn đảm bảo nguồn dinh dưỡng, tăng sức đề kháng bệnh cho cá.
  Để điều trị các bệnh do vi khuẩn, có thể dùng các loại thuốc: Ciprotrim plus, Kana ampicol, Osamet fish, Rifato, Colimycine trộn vào thức ăn (Với liều lượng theo hướng dẫn của nhà cung cấp) cho cá ăn liên tục 5 – 7 ngày.
  Chú ý: Lượng thức ăn cho ăn trong những ngày điều trị bệnh chỉ bằng 30 – 50 % lượng thức ăn bình thường hoặc tạm ngưng không cho ăn.
 3.2/ Bệnh do ký sinh trùng:
  Do các ký sinh trùng (giun, sán…) ký sinh trên da, vây, mang của cá       (ngoại ký sinh) hay ký sinh trong cơ, ruột, gan tụy của cá (nội ký sinh).
  Cá bị bệnh ký sinh trùng có các dấu hiệu có thể quan sát bằng mắt thường:
   + Da cá nhợt nhạt, màu trắng đục, có nhiều nhớt (đôi khi có cả một lớp dày như cơm dừa non).
   + Da, vây và mang cá có các hạt lấm tấm
   + Cá ngứa ngáy, cọ quậy quanh bờ, quẫy mình, tập trung nơi nước chảy. Mang bị ký sinh nặng cá sẽ bị ngạt thở.
   + Đối với các dạng nội ký sinh sẽ thấy cá yếu, ăn kém kéo dài, chậm lớn, cơ thể mất cân đối (cá ốm, đầu to, mình nhỏ…).
Phòng bệnh:
   + Cải tạo ao kỹ, nhất là các ao có nhiều ốc cần loại bỏ hết ốc.
   + Nuôi với mật độ vừa phải.
   + Khi phát hiện cá bệnh phải nhốt điều trị riêng, cá chết phải loại bỏ cách xa ao.
   + Bổ sung các vitamine, khoáng vào thức ăn, định kỳ sát trùng nước nuôi bằng các sản phẩm (Dermatis, Vikon A…)
Trị bệnh: Dùng Hadaclean, Enro colistin for fish trộn vào thức ăn cho cá ăn 1 – 3 ngày.

Phòng trị bệnh lở loét cho cá lóc
Hiện nay phong trào nuôi cá lóc phát triển khá mạnh ở các tỉnh ĐBSCL, nhất là vào mùa nước nổi. Bà con thường nuôi cá trong ao, trong bể lót bạt nilon hay trong bè. Cá lóc trong tự nhiên thường rất khỏe, ít bệnh tật, nhưng trong điều kiện nuôi nhân tạo với mật số cao thì cá lóc cũng có nhiều bệnh gây hại. Nhiều gia đình mới nuôi cá lóc, chưa có nhiều kinh nghiệm đã thất bại do dịch bệnh gây ra.
Trong mùa lũ, các ao, hồ nuôi cá thường tích tụ nhiều phù sa, nhiễm bẩn, mùn bã, rác và các chất thải làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn những mầm bệnh cho cá nuôi. Cá lóc nuôi trong mùa lũ thường hay xuất hiện các loại bệnh do các loại kí sinh như trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ do vi khuẩn, bệnh do nhóm giáp xác gây ra. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất với cá lóc nuôi là bệnh ghẻ hay còn gọi là hội chứng lở loét. Bệnh lở loét xảy ra trên cá lóc nuôi không chỉ có ở nước ta mà còn có nhiều ở các nước Đông Nam Á, các nước trong khu vực Thái Bình Dương.
Nguyên nhân:
Những tác nhân gây bệnh cho cá gồm virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và các yếu tố môi trường. Nguyên nhân gây bệnh trước nhất là virus, nấm cũng được coi là yếu tố quan trong gây ra hội chứng lở loét. Có thể chúng cùng với các loại kí sinh trùng làm cá bị thương tổn tạo điều kiện cho các tác nhân chính gây bệnh cho cá.
Ngoài các yếu tố môi trường như nhiệt độ thay đổi, môi trường nước quá dơ bẩn, sự ô nhiễm có thể gây sốc và làm cá nhiễm bệnh, nhiều quan điểm cho rằng nấm ký sinh trong nội tạng Aphanomyces được coi là tác nhân chính gây ra bệnh này. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa mưa (tháng 10-12) và đầu mùa khô (tháng 1-2).
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cá ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, da xám, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, vây và đuôi. Sau một thời gian bị bệnh cá kiệt sức và chết.
Quan sát bên ngoài cá thấy xuất hiện nhiều vết nhỏ màu xám hay đỏ. Mang, quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu xám tối. Thương tổn lan rộng thành những vết loét lớn trên vẩy, thân cá... Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu chảy ở hậu môn. Giải phẫu cá sẽ thấy bóng hơi xuất huyết và teo dần, gan thận cũng xuất huyết. Khoang bụng có dấu hiệu tích nước, có nhiều dịch nhờn và xuất huyết.
Phòng bệnh cho cá:
Phòng bệnh có tính chất quyết định đến kết quả nuôi, trong đó tẩy dọn ao, bể nuôi theo đúng qui trình kỹ thuật để diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng. Quản lý tốt môi trường nuôi, cung cấp nước nuôi cá bằng nước sạch. Ổn định môi trường, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh bằng cách xử lý định kì 15 ngày/lần bằng dung dịch Vimekon (1g/1m3 nước). Tránh làm cá bị xây xát, không để cá bị nhiễm các loại bệnh ngoài da sẽ tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển.
Cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao làm cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt. Thường xuyên trộn thức ăn với men tiêu hóa, vitaminC, premix.
Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) khuyến cáo cách phòng trị bệnh ghẻ cá, xử lý ao nuôi bằng vôi, giữ cho môi trường ổn định, dùng hóa chất formon và thuốc tím làm giảm bớt mật độ vi khuẩn và diệt nấm ký sinh trùng, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn làm lành vết thương trên da cho cá.
Trị bệnh:
Khi cá có dấu hiệu bị bệnh cần thay 50% nước bằng nước sạch, vệ sinh xung quanh ao nuôi. Xử lý nước bằng Fresh Water với lượng 1 kg (650 gói A + 350 gói B) cho 1.000-1.500m3 nước. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho cá liên tục trong 7 ngày theo liều 250 g Desery + 50 ml Vime-Fenfish 2000 cho 1 tấn cá.


Hỏi về bệnh cá lóc nuôi mùng (7/1/2009)
Nguoi gui tin: phan van tinh ca loc mung - Dia chi: hon dat - kien giang
Ca toi nuoi duoc 1 thang thi xuat hien ca chet 2-3 con, sau do ca chet lien tuc 5 -7 ngay , bieu hien ben ngoai la than bi lo, co nhieu vet seo, mieng bi sung, toi nuoi o song, xung quanh cho nuoi la ruong. Xin hoi toi phai lam sao de tri ca het bieu hien trieu chung tren? dung thuoc gi co hieu qua nhat cho ca con nho va ca dat duoc 0,5 kg?


Trả lời / Thảo luận:
Cá bị ghẻ lở, rận cá.
Phòng trị bệnh cá lóc
(Theo Sở NN&PTNT An Giang)
- Cá ương ở giai đoạn dưới 25 ngày tuổi, bệnh thường gặp là bệnh do ký sinh trùng gây nên, phòng bệnh này bằng cách định kỳ 10-15 ngày bón vôi bột (CaCO3) liều lượng 3-4kg/100m2 hòa với nước, lóng trong, sau đó lấy nước trong đó tạt vào ao (làm nhiều lần), đối với bè treo túi vôi thì liều lượng khoảng từ 2-4kg/10m3. Giữ cho nước có màu vàng lợt hoặc xanh đọt chuối. Cấp, thay nước và tạo dòng chảy để đảm bảo đủ lượng oxy cho ao, tránh ương mật độ dày. Thường xuyên dùng muối ăn tưới ao, liều lượng 1-2 kg/m3 nước ao.
- Cá ương ở giai đoạn lớn hơn 25 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi: Ở giai đoạn này cá hao hụt nhiều nhất. Bệnh thường gặp là viêm ruột do cá chuyển loại thức ăn.
Biện pháp phòng: Thường xuyên trộn muối ăn vào cá mồi trước khi xay nhuyễn, bón vôi bột 3-4 kg/100m2 ao (hòa nước lóng trong, lấy nước trong tạt ao). Trộn thuốc Sunfadimezin: 2gr + Vitamine C: 1 gr vào 1kg cá mồi, mỗi tháng cho ăn liên tục 3 ngày.
- Giai đoạn nuôi cá thịt: Thường gặp bệnh viêm ruột, ghẻ lở, rận cá.
+ Phòng bệnh: Giữ vệ sinh ao, thường xuyên bón vôi như trên.
+ Trị bệnh: (Sunfa 20gr + Oxytetra 5gr)/100 kg cá. Liên tục 6 ngày.
Lưu ý: trộn thuốc vào bột gòn, sau đó rắc lên thức ăn đã xay nhuyễn. trong quá trình nuôi nên xổ giun cho cá (có thể dùng thuốc xổ giun cho heo, liều sử dụng bằng ½).
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang.

Sử dụng sản phẩm hữu cơ để tắm cá lóc phòng trị bệnh ghẻ


Ngày đăng: 27/01/2008
Ngọc Diệp - Kinh tế nông thôn

Hiện nay, nhiều bà con nuôi cá lóc thương phẩm đang gặp khó khăn vì tình trạng cá bị bệnh lở loét, dân gian thường gọi là bệnh ghẻ. Bà con đã sử dụng rất nhiều loại thuốc trộn dùng thức ăn, đồng thời tạt thuốc, hoá chất xử lý ao, vèo nuôi nhưng cá vẫn không khỏi bệnh.
Sử dụng sản phẩm hữu cơ để tắm cá lóc phòng trị bệnh ghẻ KTNT - Hiện nay, nhiều bà con nuôi cá lóc thương phẩm đang gặp khó khăn vì tình trạng cá bị bệnh lở loét, dân gian thường gọi là bệnh ghẻ. Bà con đã sử dụng rất nhiều loại thuốc trộn dùng thức ăn, đồng thời tạt thuốc, hoá chất xử lý ao, vèo nuôi nhưng cá vẫn không khỏi bệnh.
Qua tìm hiểu hiệu quả điều trị của sản phẩm đồng hữu cơ cho cá lóc nuôi trong ao và sau một tuần khảo nghiệm trên các vèo nuôi cá thuộc thị trấn Núi Voi (Tịnh Biên - An Giang), kết quả rất đáng phấn khởi. Các vết ghẻ trên mình cá dần kéo da non sau vài lần tạt thuốc.
Xin giới thiệu thuốc dùng để bà con tham khảo:
1. Tên thương mại: Bioplex copper (đồng hữu cơ), do Hãng AllTech (Hoa Kỳ) sản xuất. Thuốc có bán tại Xí nghiệp Dịch vụ thủy sản Agifish. Điện thoại: 076.958047. 0918 358448 (chị Thanh Tâm, Giám đốc).
2. Tên thương mại: Cenplex Cu (cũng là đồng hữu cơ), hãng Cenzone, Hoa Kỳ. Thuốc có bán tại xã Khánh Hoà (Châu Phú - An Giang). Điện thoại: 0919 031193 (chị Sơn Ca).
Cenplex Cu còn được sử dụng để trộn vào thức ăn cho cá ăn, giúp bổ sung đồng hữu cơ cho cơ thể, chống thiếu máu và tạo quầy thịt tươi hồng, kích hoạt chức năng các enzim tiêu hoá.
(Liều lượng sử dụng: Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật)

Tôi nuôi cá lóc nhưng khi cá lớn đến 300-500g thì bị nổ mắt, toàn thân cá bị ghẻ và chết. Xin cho biết nguyên nhân và cách điều trị?


Ngày đăng: 14/10/2008
Theo vietnamgateway.org(Nhà Nông Hỏi-Nhà Khoa Học Trả Lời)

Ảnh mang tính minh hoạ.


Có thể cá nhà bạn bị bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas. Nhưng bạn nên cân nhắc và xem kỹ lại triệu chứng của bệnh để xác định chính xác bệnh của cá nhà bạn trước khi áp dụng phương pháp phong trị bệnh
    Tác nhân gây bệnh:

    Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas:

    + A. hydrophila.

    + A. caviae.

    + A. sobria.

    Vi khuẩn hiện diện bình thường trong nước, đặc biệt khi trong nước có nhiều chất hữu cơ. Nó cũng có thể không gây bệnh khi khu trú trong ruột cá.

  
  Lứa tuổi mắc bệnh:

    Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.

    Dấu hiệu bệnh lý:

    * Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng.

    * Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể.

    * Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rơi rụng.

    * Mắt lồi, mờ đục và phù ra.

    * Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.

  
  Phòng trị:

    + Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng (Nhóm nguyên sinh động vật), tránh làm xây xát cá, vệ sinh không đúng qui định, nước giàu chất hữu cơ (môi trường nuôi nhiễm bẩn), mật độ nuôi quá dày, hàm lượng ôxy thấp, ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp...

    + Dùng thuốc tím ( KmnO4) tắm cá, liều dùng là 4 ppm (4g/ m3 nước) đối với cá nuôi ao và 10 ppm (10g/ m3 nước) đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ tắm cá một tuần, hai tuần hoặc một tháng/lần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.

    Dùng thuốc trộn vào thức ăn:

    + Oxytetracyline: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày (nên hạn chế sử dụng.

      + Enrofloxacin: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày.

    + Streptomycin: 50-75 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày.

    + Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 ngày.

    + Nhóm Sulfamid: 100-200 mg/kg, cho ăn 10-20 ngày. 



BỆNH KÍ SINH TRÙNG Ở CÁ






Hiện nay, nghề nuôi Thủy sản phát triển mạnh ở các địa phương với nhiều chủng loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá tra, cá basa, cá điêu hồng, cá tai tượng, …. đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rất đáng kể, góp phần nâng cao mức sống cho người dân. Song, với xu hướng thâm canh hóa trong nghề nuôi thì bệnh cá xảy ra trong quá trình nuôi - nhất là các bệnh ký sinh trùng là điều khó tránh khỏi. Mặc dù không gây tổn thất lớn nhưng nó làm cho cá chậm lớn, giảm chất lượng thịt cá, tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus tấn công. Nhằm giúp hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra, chúng tôi xin trình bày cách nhận biết bệnh ký sinh trùng ở cá và một số biện pháp phòng trị bệnh.

1. Bệnh trùng bánh xe 
Nguyên nhân: Do nhiều giống loài thuộc giống Trichodina, Tripartiella, Trichodinella ký sinh chủ yếu ở da và mang cá. Sau khi rời khỏi cơ thể cá, trùng có thể sống tự do trong nước được 1-1,5 ngày. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan từ cá thể này qua cá thể khác.
       Triệu chứng: Cơ cá có nhiều nhớt màu trắng đục, da cá chuyển màu xám và ngứa ngáy. Cá nổi đầu từng đàn trên mặt nước riêng cá tra giống thường nhô hẳn đầu lên mặt nước và lắc mạnh, một số cá tách đàn bơi quanh bờ ao.
       Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội lung tung không định hướng. Sau hết cá lật bụng mấy vòng chìm xuống đáy ao và chết.
       Bệnh thường xuất hiện và phát triển sau vài ngày trời u ám không có nắng, nhiệt độ xuống thấp đặc biệt vào mùa mưa.

2. Bệnh trùng quả dưa Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là loài Ichthyophthyrius multifiliis, trùng có dạng rất giống quả dưa, toàn thân có nhiều lông tơ, giữa thân có một nhân lớn hình móng ngựa. Trùng mềm mại có thể biến dạng khi vận động, trong nước ấu trùng bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành.
     Triệu chứng: Trên da, mang, vây và cơ thể cá bị bệnh có nhiều hạt nhỏ lấm tấm, màu trắng đục (đốm trắng) có thể thấy rõ bằng mắt thường. Cơ thể cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
     Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt.
     Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có nhiều cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá quá yếu chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.

3. Bệnh do sán lá đơn chủ 
Nguyên nhân: Do các loài sán lá đơn chủ thuộc giống Dactylogyrus, Gyrodactylus, Ancyrocephalus, Pseudodactylus…Mỗi loài sán chỉ ký sinh trên một loài cá nhất định nên gọi là sán lá đơn chủ.
T    riệu chứng: Sán ký sinh ở da và mang, chủ yếu là ở mang.
      Lúc ký sinh chúng dùng móc bám chặt và phá hoại các tổ chức da và mang cá làm cá tiết nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp, cá nổi đầu và tập trung ở chỗ nước thoáng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.

4. Bệnh giun tròn Nguyên nhân: Do các loài giun tròn thuộc giống Philometra. Cơ thể thon, dài, con đực khoảng 5-6mm, con cái dài 6-8mm. Giun đẻ con ký sinh ở ruột.
Triệu chứng: Giun chui vào tầng niêm mạc thành ruột phá hoại niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập gây bệnh. Giun hút chất dinh dưỡng làm cá chậm lớn và tiêu tốn thức ăn. Cá tra, basa, lóc nuôi bè thường bị giun tròn ký sinh trong ruột với số lượng lớn.

5.Bệnh trùng mỏ neo 
Nguyên nhân: Do các loài thuộc giống Lernaea. Kích thước lớn khoảng 8-12mm, có thể nhìn thấy trùng bằng mất thường. Khi ký sinh trên cá chúng tiết ra một chất dịch làm tan tổ chức biểu bì của ký chủ và cắm sâu vào da của ký chủ. Nhiệt độ thích hợp cho trùng phát triển là 26-280C.
       Triệu chứng: Cá bị cảm nhiễm ký sinh trùng Lernaea, lúc đầu cảm thấy khó chịu, biểu hiện cá bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần. Lernaea lấy chất dinh dưỡng nên cá bị gầy yếu, bơi lội chậm chạp.
       Đối với cá hương cá giống bị ký sinh trùng Lernaea ký sinh, cơ thể cá bị dị hình uốn cong, bơi lội mất thăng bằng. Lúc ký sinh phần đầu của Lernaea cắm sâu vào trong tổ chức ký chủ, phần sau lơ lửng trong nước nên thường bị một số giống nguyên sinh động vật, tảo, nấm bám vào da cá phủ một lớp rất bẩn. Ký sinh một số lượng lớn trong xoang miệng làm cho miệng không đóng lại được, cá không bắt được thức ăn và chết.

6. Bệnh rận cá Nguyên nhân: Do các loài thuộc giống Argulus. Hình dáng bên ngoài giống con rệp, chiều dài cơ thể khoảng 4-8mm. Rận đẻ trứng, nhiệt độ cho chúng phát triển là 25-28oC. Rận cá có thể chết ở pH nước 9,0-9,2.
      Triệu chứng: Ký sinh trùng Argulus ký sinh trên cá có thể quan sát được bằng mắt thường nhưng do màu sắc của chúng gần giống với màu sắc của cá , mặt khác cơ thể dẹp dán chặt vào da nên phải thật tỉ mỉ mới nhìn thấy được.
      Giống Argulus thường ký sinh ở da, vây, mang một số cá nước ngọt, nước lợ, nước biển. Argulus dùng cơ quan miệng, các gai xếp ngược ở mặt bụng cào rách tổ chức da cá làm cho da cá bị viêm lóet tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập. Vì vậy nên nó thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét dẫn đến làm cá chết hàng loạt.
      Mặc khác chúng còn dùng tuyến độc qua ống miệng tiết chất độc phá hoại ký chủ làm cá có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.

7. Bệnh nấm thuỷ mi (Nấm nước ở cá) Nguyên nhân: Bệnh gây ra do 4 giống nấm Leptolegnia, Aphanomyces, Saprolegnia và Achlya, gây hại nhiều đối với nhiều loại cá nuôi giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ thấp (18-20oC), đặc biệt khi cá bị xây xát hoặc do viêm nhiễm ngoài da.
      Triệu chứng: Khi cá bị nấm thuỷ mi ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lửng trong nước và có màu trắng.
      Cá có cảm giác ngứa ngáy, gầy và đen sậm đi, bệnh thường xảy ra ở cá mè, cá rô phi, cá tra đã bị tổn thương cơ thể.
       Khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG CÁ

1. Phòng bệnh:     Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung cho các loại ký sinh trùng như sau: Đặc trị ký sinh trùng cá tra và ba sa
    Giữ vệ sinh ao cá nhất là ao ương, trước khi ương nuôi phải cải tạo kỹ , bón vôi kết hợp với xử lý Zeolite Plus
     Các loại phân hữu cơ trước khi bón cần được ủ kỹ với 1% vôi.
     Không thả cá với mật độ quá dầy, thường xuyên bổ sung thuốc bổ, dinh dưỡng cho cá bằng các sản phẩm Vitamin C Antistress, Figrow for fish, Prozyme for fish, Vimevit No 9.100…
      Định kỳ 7-10 ngày dùng 1 trong các loại hóa chất sau:
Fresh water: 100g/150-200m3 nước
Sử dụng tắm cá lúc trời mát
      Sau đó , xử lý Vime- Yucca hay Zeolite Plus kết hợp với bón vôi đối với cá nuôi ao và treo vôi đối với bè.
      Riêng đối với bệnh giun tròn và sán lá : Khi cá lớn định kỳ 1-2 tháng nên tẩy giun bằng Vime-Clean trộn vào thức ăn liên tục 3-5 ngày với liều 1kg thuốc dùng cho 3-4 tấn cá hoặc 1kg thuốc trộn với 200-300 kg thức ăn.  Hoặc đối với cá tra hoặc cá ba sa định kỳ 30 ngày trộn Vimax 250ml vào 400 - 800 kg thức ăn liên tục 2 ngày.

2. Trị bệnh :
   Tắm cá bằng 1 trong các loại hoá chất sau: Đặc trị bệnh ký sinh trùng trên cá
   Fresh water :100g/100m3 nước.
    NaCl 2-3% tắm cá 5-15 phút.
  Trộn Vime-Clean Cá vào thức ăn liên tục 3-5 ngày với liều 1kg thuốc dùng cho 3 - 4 tấn cá hoặc 1kg thuốc trộn với 200-300 kg thức ăn.
  Thường xuyên bổ sung vitamin, khoáng, premix để tăng cường sức đề kháng cho cá như Vemevit No 9.100, Prozyme for fish, Vitamin C Antistress, Glucan for fish…

* Đối với bệnh Nấm thủy mi, dùng 1 trong các loại hóa chất sau:
          Disina 1 lít /100-300m3 nước
          Fresh water: 100g/100-150 m3 nước dùng lúc trời mát.
          Để phòng bệnh do nấm thuỷ mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm muối trước khi thả nuôi.

Chú ý: Chỉ sử dụng hoá chất lúc trời mát







VIME-IODINE 200
Diệt tác nhân gây bệnh trong ao cá
THÀNH PHẦN:
Iodine vinyl pyrrolidin, 1,2dihydroxypropane

CÔNG DỤNG:
VIME-IODINE 200 diệt các mầm bệnh trong nước như vi khuẩn, virus, nấm, nguyên sinh động vật gây bệnh.
- Khử trùng ao nuôi, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trước khi thả vụ cá mới.
- Rất an toàn, không hại tảo.

CÁCH DÙNG:
-- Xử lý nguồn nước ao nuôi: 1lít/ 3000-4000m3 nước.
- Tẩy rửa bể ương cá giống, dụng cụ trong trại giống : 1lít / 4m3 nước.

* Chú ý : Pha thuốc với một lượng nước vừa đủ rồi tạt đều xuống ao.
                                                        http://www.vemedim.vn/chitietsanpham.php?id=52

Tẩy nội ký sinh & ngoại ký sinh ở cá
THÀNH PHẦN:
Hadaphilo,
2,3.5,6-tetrahydro-6-phenylimidazol{2,1-b}thiazole,Crude,protein 30.000mg
Carbohydrate 8.000mg
Exp.qsp 100g


CÔNG DỤNG:
Thuốc dùng xổ (tẩy) các loài giun sán ký sinh ở cá:
- Sán lá gan, sán ruột, sán dây ký sinh ở ống dẫn mật, túi mật, bao tử và ruột cá làm tắc ống dẫn mật, sưng mật, tắc ruột.
- Các loại giun tròn, giun đầu móc, lãi kim ký sinh ở ruột và bao tử cá.
- Các loài ký sinh trùng sống bám bên ngoài cơ thể cá như sán lá đơn chủ, sán lá song chủ,..làm cho thân và mang có nhiều nhớt, cá bơi lờ đờ, tập trung từng đám


CÁCH DÙNG:
- Trộn vào thức ăn cho cá liên tục trong 3-5 ngày, liều dùng:
1kg thuốc trộn với 200-300kg thức ăn hoặc 1kg dùng cho 3-4 tấn cá
- Để phòng bệnh định kỳ 2 tuần trộn thuốc vào thức ăn cho cá với liều 1kg/300kg thức ăn hoặc 4 tấn cá.
- Hòa thuốc với 1 lượng nước vừa phải, phun đều lên thức ăn, sau đó áo bên ngoài bằng dầu mực hoặc dầu cá.

Ngưng sử dụng 1 tuần trước khi thu hoạch.

Bệnh nấm thủy mi (Achlya sp.) trên cá lóc (Channa striata) giống - Ts. Phạm Minh Đức - Khoa Thủy Sản Đại Học Cần Thơ

Giới thiệu:

Cá lóc (Channa striata) là đối tượng được nuôi phổ biến và quan trọng đang phát triển mạnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là loài cá dễ nuôi, mau lớn, thịt ngon và là nguồn dinh dưỡng tốt cho con người. Với hình thức nuôi đa dạng và phù hợp cho quy mô hộ gia đình góp phần tăng thu nhập cho nông hộ. Tuy nhiên, hiện nay tình hình bệnh xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Các loại bệnh thường gặp trên cá lóc được ghi nhận là do các tác nhân ký sinh trùng, vi nấm và vi khuẩn. Trong đó, sự nhiễm nấm thủy mi thường xảy ra ở cá lóc giai đoạn giống hoặc tháng nuôi đầu tiên ở nuôi thương phẩm.

Hình 1: Cá lóc giống khỏe (mũi tên) và cá bị nhiễm nấm thủy mi (mũi tên).

Dấu hiệu bệnh nấm thủy mi trên cá lóc giống:

Cá lóc giai đoạn giống nhiễm nấm có dấu hiệu bệnh lý lở loét phần đuôi và có những búi màu trắng trông giống như bông gòn tua tủa trên thân cá, phần gốc của sợi nấm bám vào cơ cá phần còn lại lơ lửng trong nước (Hình 1B). Quan sát mẫu tiêu bản tươi (mẫu bệnh phẩm) cho thấy nhiều sợi nấm bậc thấp, không có vách ngăn ngang (Hình 2).

Đặc điểm hình thái nấm thủy mi (Achlya sp.):

Dựa vào đặc điểm hình dạng, tốc độ phát triển của khuẩn lạc và đặc điểm của sợi nấm, sự hình thành túi bào tử, hình dạng động bào tử và quá trình phóng thích động bào tử xác định được nấm thủy mi nhiễm trên cá lóc giai đoạn giống là nấmAchlya sp.

Hình 2: Đặc điểm hình thái của nấm Achlya sp.: (A) Khuẩn lạc chủng trên môi trường GYA ở 28oC sau 4 ngày nuôi cấy; (B) Sự hình thành túi bào tử (mũi tên); (C) Túi bào tử già và động bào tử hình cầu (mũi tên); (D) Động bào tử được phóng thích và tập trung ở đầu mút (mũi tên); (E) Động bào tử nảy mầm và hình thành sợi nấm mới (mũi tên); (F) Túi bào tử sau khi động bào tử được phóng thích. Hình B, C, D, E và F quan sát ở độ phóng đại x200.

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh:

Bệnh thường phát sinh khi chất lượng nước trong ao nuôi giảm, tích tụ hữu cơ nhiều, mật độ nuôi cao, phương pháp quản lý ao nuôi chưa tốt nhất là những khi nhiệt độ nước trong ao nuôithấp hoặc thời tiết thay đổi (giao mùa hoặc trở lạnh). Đặc biệt bệnh nấm thủy mi thường xảy ra ở giai đoạn cá giống hoặc giai đoạn tháng đầu nuôi thương phẩm.

Phương pháp phòng bệnh:

Phòng bệnh luôn là giải pháp hiệu quả cho sự thành công trong nuôi thâm canh cá lóc. Việc sử dụng thức ăn tự chế với thành phần cá tạp là chính đã tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi đặc biệt là các yếu tố thủy lý hóa cũng như phát sinh các mầm bệnh trong ao nuôi. Một số giải pháp cần được thực hiện như:
- Chuẩn bị ao nuôi kỹ, sên vét bùn, xử lý đáy ao bằng vôi 10 kg/100 m2.
- Mật độ thả nuôi không quá dầy.
- Đảm bảo thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi cá lóc, nên chọn thức ăn công nghiệp phù hợp và chất lượng để nuôi cá lóc.
- Tạt vôi định kỳ với liều lượng 3 kg/100 m3, đặc biệt ở những tháng cuối vụ nuôi.   
- Định kỳ diệt mầm bệnh bằng thuốc tím, Iodinetheo hướng dẫn nhà sản xuất được ghi trên nhãn thuốc,tạt đều ao.

Phương pháp trị bệnh:
- Hạn chế tối đa bệnh phát sinh bằng kết hợp xử lý môi trường nuôi và tăng sức đề kháng cho cá nuôi bằng cách bổ sung vitamin C.
- Thuốc tím với liều lượng 10 g/mtắm cho cá trong thời gian 30-60 phút, hoặc theo hướng dẫn nhà sản xuất.
- Formol với liều lượng 20 ml/m3 tắm trong thời gian 30-60 phút và trị liên tục 3-5 ngày, lưu ý không được trị quá liều hoặc không thực hiện điều trị lúc trời quá nóng.
- Bronopol với liều lượng được khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả.
Bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ UV-Việt Nam.