Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Hỏi đáp về bệnh gà


HỎI ĐÁP
VỀ BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM
QUYỂN 1
BỆNH Gà 





NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
HÀ NỘI - 2010


            HỎI ĐÁP VỀ BỆNH CỦA GÀ

CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG BỆNH
BẰNG VẮC – XIN

Phòng bệnh Marek
- Nếu thời gian nuôi gà dưới 60 ngày tuổi thì không cần tiêm.
- Nếu thời gian nuôi gà trên 60 ngày tuổi thì phải tiêm vắc - xin Marek.
- Cách tiêm: tiêm dưới da cổ hoặc bắp đùi vắc - xin HVT-FC-126 hoặc HVT+CVI.988 (mỗi con 1 liều).

Phòng bệnh Niu_cát_xơn (bệnh gà rù)
- Từ 3 đến 4 ngày tuổi nhỏ mắt, mũi, mồm vắc - xin Lasota hoặc V4 hoặc  ND + IB (vắc - xin chống 2 bệnh gà rù và viêm phế quản), lần 1
Cách dùng: 1 liều vắc - xin pha với 0,4ml nước cất, nhỏ cho 1 gà.
- Từ 18 đến 21 ngày tuổi cho gà uống vắc - xin Lasota hoặc V4 hoặc ND + IB, lần 2
Cách dùng: 1 liều vắc - xin pha với 20ml nước sạch, cho 1 gà uống.
- Từ 35 đến 40 ngày tuổi tiêm dưới da cánh vắc - xin Nui_cát_xơn H1, lần 1
Cách dùng:1 liều vắc - xin pha với 0,3 đến 0,4ml nước cất, tiêm cho 1 gà.
- Từ 90 đến 100 ngày tuổi tiêm nhắc lại lần 2 vắc - xin Niu_cát_xơn H1.
- Từ 140 đến 150 ngày tuổi tiêm nhắc lại lần 3 trước khi gà vào vụ đẻ.

Phòng bệnh Gumboro
(bệnh suy giảm miễn dịch)
- Từ 3 đến 4 ngày tuổi nhỏ mồm, mũi vắc - xin 228E của Hà Lan hoặc vắc - xin Gum A của Inđônêxia, lần 1
 Cách dùng: 1 liều pha với 0,4ml nước dung môi hoặc nước cất, nhỏ cho 1 gà.
- Từ 10 đến 14 ngày tuổi cho uống nhắc lại lần 2 vắc - xin 228E   hoặc Gum A.
 Cách dùng: 1 liều vắc - xin pha với 15ml nước sạch, cho 1 gà uống.
- Nếu gia đình nào nuôi gà (hoặc trại gà nào) đã từng nhiều lần bị bệnh Gumboro thì nên cho gà uống nhắc lại lần 3 lúc gà 18 đến 21 ngày tuổi.

Phòng bệnh đậu gà
- Nếu nuôi gà siêu thịt xuất bán trước 2 tháng tuổi thì không cần tiêm chủng vắc – xin phòng đậu.
- Nếu nuôi gà kéo dài sau 2 tháng tuổi thì phải chủng đậu.
Cách dùng: 1000 liều vắc - xin đậu Việt Nam pha với 1-1,5ml nước cất, lắc đều rồi lấy ngòi bút có bụng của học sinh hoặc kim to máy khâu nhúng vào vắc - xin rồi đâm thủng da khủy cánh gà là được. Chủng đậu 1 lần duy nhất vào lúc gà được 10 đến 15 ngày tuổi.

Phòng bệnh viêm
phế quản truyền nhiễm
- Nên dùng vắc - xin ND + IB để cùng một lúc phòng được bệnh Niu_cát_xơn và bệnh viêm phế quản.
Chú ý: Ngày dùng, loại vắc - xin, cách dùng như đã ghi ở bệnh gà rù (bệnh Niu_cát_xơn).

Phòng bệnh viêm
thanh khí quản truyền nhiễm
- Từ 15 đến 18 ngày tuổi nhỏ mũi, mắt, mồm vắc - xin ILT (Laringo) hoặc ILT (Medivac), lần 1
Cách dùng: 1 liều vắc - xin pha với 0,5ml nước cất, nhỏ cho 1 gà.
- Từ 28 đến 30 ngày tuổi cho uống vắc - xin ILT, lần 2
 Cách dùng: 1 liều vắc - xin pha với 20-25ml nước sạch cho 1 gà uống.
Phòng bệnh cúm gà H5N1
- Từ 15 đến 20 ngày tuổi tiêm vắc - xin H5N1 vào dưới da cổ gáy, lần 1
Cách dùng: 1 liều vắc - xin tiêm 0,2-0,3ml cho 1 gà.
- Từ 40 đến 45 ngày tuổi tiêm vắc - xin H5N1 vào dưới da cổ gáy, lần 2
Cách dùng: 1 liều vắc - xin tiêm 0,5ml cho 1 gà.
 Từ 150 đến160 ngày tuổi tiêm vắc - xin H5N1 nhắc lại, lần 3
Cách dùng: 1 liều vắc - xin tiêm  cho 1 gà.
Vắc - xin đa giá (1 vắc - xin chống được nhiều bệnh). Vắc - xin chống 3 hoặc 4 dịch bệnh: Niu_cát_xơn, viêm phế quản, Gumboro, hội chứng giảm đẻ
 Trước khi đưa gà lên đẻ phải tiêm một trong hai loại vắc - xin sau: OVO4 hoặc ND + IB + IBD + EDS.
 Liều dùng: tiêm cho mỗi gà 0,5ml vắc - xin vào dưới da lách cánh hoặc dưới da gáy cổ.
Lưu ý :
- Mỗi nước, mỗi vựng và thậm chớ mỗi xớ nghiệp sản xuất thuốc thỳ y cũng có chương trỡnh phũng bệnh bằng vắc - xin khỏc nhau phụ thuộc vào việc chấp hành vệ sinh phũng dịch trong quỏ trỡnh chăn nuôi.
- Ở Việt Nam, chúng tôi đó cú nhiều nghiờn cứu và kinh nghiệm về cỏc loại bệnh như: Niu_cát_xơn (ND), Gumboro (IBD), viờm phế quản truyền nhiễm (IB)...  chỳng tụi khuyến cáo người chăn nuôi nên thực hiện theo chương trỡnh phũng bệnh bằng vắc - xin như đó nờu ở trờn,đặc biệt là đối với 3 bệnh Niu_cỏt_xơn, Gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm.
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG BỆNH BẰNG THUỐC

Bệnh hen gà (CRD), bạch lỵ
 truyền qua phôi trứng
- Từ 1 đến 3 ngày tuổi cho gà uống một trong các loại thuốc sau:
+ T. Umgiaca
+ T. Colivit
+ T. Avimycin
+ T.I.C
Liều dùng: 10 gam cho:
Ngày đầu dùng cho 1000 con gà.
Ngày thứ 2 dùng cho 800 con gà.
Ngày thứ 3 dùng cho 600 con gà.
Bệnh cầu trùng gà             
- Phải dùng 1 trong các loại thuốc sau để phòng bệnh cầu trùng cho gà:
+ T.Eimerin
+ Super - Cox
+ Thái - Cox
- Thời gian: Dùng thuốc bắt đầu từ 6 ngày tuổi đối với các gia đình đã từng nuôi gà và 10 ngày tuổi đối với các gia đình nuôi lứa đầu. Cứ dùng 3 ngày nghỉ 3 ngày cho đến khi gà được 60 ngày tuổi.
 Liều dùng: 10g/100kg gà.
- Nếu bệnh xảy ra thì ta phải tăng liều gấp 2 để chữa trị trong 3 ngày là khỏi bệnh. Sau khi khỏi bệnh ta cho gà nghỉ uống thuốc 3 - 4 ngày rồi phải bắt đầu lại các liều phòng bệnh như đã nêu ở trên.

Bệnh hen gà CRD
- Để phòng bệnh hen gà CRD bà con cần dùng một trong các loại thuốc sau:
+ CCRD. Năm Thái
+ Gentafam - 1
+ Auti-CRD.L.A
- Thời gian: phải dùng thuốc vào 5 đợt: khi gà được từ 9 đến 11 ngày tuổi, 18 đến 21 ngày tuổi, 28 đến 30 ngày tuổi, 38 đến 40 ngày tuổi, 48 đến 50 ngày tuổi.
- Liều dùng: 1g pha với 1 lít nước
- Nếu bệnh xảy ra thì:
+ Tăng liều dùng gấp 2 lần (2g pha với 1lít nước), cho gà uống liên tục trong 4 ngày đêm là khỏi.
+ Kết hợp pha cả hai loại thuốc: CCRD.Năm Thái: 1g và Gentafam: 1g pha trong 1 lít nước cho gà uống liên tục từ 4 đến 5 ngày là khỏi bệnh.
- Sau khi đàn gà khỏi bệnh ta vẫn phải duy trì thuốc phòng vào các đợt (ngày tuổi) nêu trên hoặc cứ 10 ngày dùng thuốc phòng 3 ngày/đợt, cho đến khi gà được 60 ngày tuổi.                       


HỎI ĐÁP V BỆNH CỦA GÀ

 Tại sao gà con mới nở bắt từ lò ấp về
 đã đi ỉa phân trắng ngay?
 Gà con mới nở bị ỉa phân trắng do nhiều nguyên nhân gây ra như:
 - Do trong quá trình ấp có những sai sót về kỹ thuật ấp như: thiếu nhiệt, độ ẩm quá cao, thông thoáng kém trong máy ấp.
 - Do vận chuyển đường dài từ lò ấp về chuồng nuôi, gà bị lạnh, bị ướt, bị gió…
- Chuồng nuôi úm chưa đủ ấm (chưa đảm bảo 350-370C vào những ngày đầu tiên, hoặc che chắn chưa chu đáo để gà mới nở bị gió lùa) vì thế gà bị rét và ỉa phân trắng như phân cò.
Nhiều trường hợp, ỉa phõn trắng là biểu hiện của gà bị bệnh bạch lỵ do 1 loại vi khuẩn truyền từ phôi trứng sang gà con.
 Hãy cho biết cách phòng và chữa trị
bệnh phân trắng ở gà con?
Để phòng bệnh phân trắng ở gà con, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trước hết phải chuẩn bị chuồng nuôi thật chu đáo, đảm bảo khô ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè, có các dụng cụ sưởi ấm phù hợp, chất độn chuồng phải dày ít nhất từ 5 đến 10 cm. Khi bắt gà con về úm nên nuôi trong từng quây bằng cót.
- Trước khi bắt gà về nuôi 2-3 giờ thì chuồng nuôi và quây nuôi phải được sưởi ấm, có sẵn máng nước thuốc để gà uống rồi mới thả gà vào quây.
Để ngăn chặn ngay việc gà con đi ỉa phân trắng cũng như loại bỏ một số bệnh truyền từ trong trứng ta phải cho gà con uống thuốc 2-3 ngày liên tục theo các cách như sau:
Cách 1: T.Umgiaca: 10g; T.Cúm gia súc:10g ; Super-Vitamin: 10g. Tất cả pha vào 10 lít nước. Ngày đầu dùng cho 1000 con gà. Ngày thứ 2 dùng cho 800 con gà. Ngày thứ 3 dùng cho 600 con gà. Tức là ngày đầu mỗi loại thuốc trên dùng 10g cho 1000 con gà thì ngày thứ 2 phải tăng lên 12g, ngày thứ 3 phải tăng lên 15g cho 1000 gà.
Cách 2: Dùng T.Avimycin: 10g; T. Cúm gia súc: 10g, và Doxivít - Thái: 10g. Pha 3 loại thuốc vào 10 lít nước dùng cho:
Ngày đầu dùng cho 1000 con gà.
Ngày thứ 2 dùng cho 800 con gà.
Ngày thứ 3 dùng cho 600 con gà.

Bệnh bạch lỵ và phó thương hàn giống và khác nhau ở chỗ nào?
Tại sao gà, vịt lại mắc bệnh này?
Nói là 2 bệnh, nhưng trên thực tế khoa học đã chứng minh đó chỉ là một bệnh. Ở gà lớn gọi là bệnh phó thương hàn, hoặc thương hàn ở gà con gọi là bạch lỵ. Chúng cũng là căn nguyên gây bệnh phó thương hàn ở chim câu, chim cút, vịt, ngan, ngỗng, lợn...
Bệnh rất phổ biến ở những nơi chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng tập trung hoặc nuôi chung giữa gà, vịt, ngan, lợn với nhau trong cùng một hộ hoặc một khu trang trại.
Bệnh bạch lỵ (phó thương hàn) càng dễ lan rộng bởi được truyền qua phôi, thức ăn, dụng cụ, nguồn nước uống bị ô nhiễm... Các yếu tố như: thời tiết nóng quá hay lạnh quá, gió lùa, chuồng ẩm ướt, trong chuồng nhiều khí độc, đàn gà để đói quá hoặc khát quá đều là những điều kiện thúc đẩy bệnh bùng phát với tốc độ lây lan nhanh.
  Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chủ yếu chỉ là một loại vi khuẩn Gram Âm (có tên là Salmonella), nhưng biểu hiện của bệnh lại rất đa dạng và phụ thuộc vào tuổi gà, vịt, ngan để chúng được gọi là bệnh bạch lỵ hoặc phó thương hàn hay thương hàn.
Gà bị bệnh bạch lỵ có những
biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện của bệnh bạch lỵ gà:
- Bệnh xảy ra ở gà con mới xuống chuồng.
- Lúc đầu gà con tuy ăn uống bình thường nhưng chúng chậm lớn, bụng nặng (sệ bụng), ỉa phân sền sệt màu trắng sau loãng trắng. Sau vài ngày, phân trắng khô bám đầy hậu môn làm cho gà không đi ngoài được, khi đó gà bị chướng hơi, đầy bụng (bụng căng chướng), gà kém ăn, ủ rũ rồi chết, một số khác khớp bị sưng to, gà đi cà nhắc.
- Nếu bệnh xảy ra ở gà dưới 10 ngày tuổi thì tỷ lệ chết khá cao. Nếu xảy ra ở gà từ 10 - 20 ngày tuổi thì bệnh thường ở dạng cấp tính và cũng có tỷ lệ chết cao. Nếu bệnh xảy ra ở gà sau 3 tuần tuổi (từ trên 20 ngày tuổi) thì đa số gà bệnh tự khỏi nhưng lúc này trong cơ thể gà đã mang vi trùng để sau này tái phát thành bệnh phó thương hàn.
- Khi mổ gà bị bạch lỵ ta thấy: lách sưng to, bề mặt lá lách có những điểm bị xuất huyết, đường ruột chứa nhiều phân, đoạn gần hậu môn chứa nhiều phân trắng; gan sưng to, bầm thâm, đôi khi có nốt li ti màu trắng xám (màu trắng ghi) do bị hoại tử. Nếu bệnh xảy ra ở gà dưới 10 ngày ta còn thấy thêm lòng đỏ trứng chưa tiêu hết (vẫn còn trong bụng gà), gan loang lổ và rắn chắc...

Gà bị bệnh phó thương hàn có những
biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện của bệnh phó thương hàn ở gà:
- Bệnh thường xảy ra ở gà lớn và nhiều khi đó là tái phát của bệnh bạch lỵ trước đây.
- Bệnh có 3  thể biểu hiện:
Không có dấu hiệu (ẩn bệnh): chúng ta không thấy biểu hiện nào khác ngoài việc gà chậm lớn, giảm đẻ, bụng sệ, nhiều con trông có vẻ buồn bã...
Bệnh có dấu hiệu rõ rệt: gà ăn uống thất thường, kém tươi tỉnh, ỉa phân loãng, phân có màu xanh, trắng, bụng sệ, giảm đẻ…
Trên bề mặt trứng của những con gà bị bệnh phó thương hàn có nhiều vết máu, vỏ trứng xù xì, hình dạng trứng bị biến dạng.
- Khi mổ gà bị bệnh phó thương hàn ta thấy: lách và  gan sưng to, bị xuất huyết, trên bề mặt lách và gan có nhiều điểm li ti màu trắng xám (do bị hoại tử). Nhiều trường hợp gan có màu đất sét, dễ bị dập vỡ. Buồng trứng, ống dẫn trứng thường bị viêm xuất huyết. Trứng non rơi ra lòng bụng bị dập nát gây viêm dính phúc mạc (màng bụng) nặng, trên bề mặt trứng non xuất hiện nhiều tia máu màu đỏ tía.
Thể quá cấp và cấp tính: Các biểu hiện ở thể này thường thấy ở gà đẻ. Gà đột nhiên ộc máu ra từ mồm miệng; mào tái nhợt, kêu khác lạ rồi giãy chết (đột tử). Đó là hậu quả của sự dập vỡ gan, vỡ trứng non gây viêm màng bụng nặng. Mổ khám thấy gan bị vỡ, máu đầy lòng bụng, nhiều trứng non cũng bị dập vỡ trong xoang bụng.
                                                                  
 Hãy cho biết cách điều trị bệnh bạch lỵ
và bệnh phó thương hàn ở gà?
Để điều trị bệnh bạch lỵ và phó thương hàn ở gà ta có thể cho gia cầm bị bệnh uống một trong các loại thuốc sau đây:
Cách 1: Cho 100 kg gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, cút, chim câu...) uống:
- T.Avimycin: 20g.
- TĐG Năm Thái (thuốc điện giải Năm Thái): 1 thìa canh, pha vào 15-20 lít nước cho uống trong một ngày đêm. Dùng liên tục 3-4 ngày là khỏi.
Lưu ý: Đây là công thức liều dùng cho 100 kg (chứ không phải 100 con). Từ công thức liều dùng này, bà con có thể tùy thuộc vào số lượng gà (vịt, ngan…) mắc bệnh mà tính toán số thuốc cho phù hợp, đảm bảo đủ liều. Ví dụ để dùng cho 50 kg gà bị bệnh bà con dùng một nửa số thuốc trên.
Cách 2: Cho 100 kg gà (vịt, ngan, ngỗng...) bị bệnh uống:
T.Colivit 20g, Super-Vitamin 1 thìa canh đầy pha vào 15-20 lít nước cho uống trong một ngày một đêm. Dùng liên tục 3-4 ngày là khỏi.

Gumboro là bệnh gì?
Xin cho biết cách chuẩn đoán và phát hiện bệnh?
Gumboro là một bệnh suy giảm miễn dịch truyền nhiễm ở gà, bệnh này rất phổ biến trên toàn thế giới.
 Gà bị bệnh Gumboro thường biểu hiện ở 2 thể bệnh (có thể hiểu là dạng bệnh) sau đây:
 Thể dạng ẩn bệnh
- Bệnh chỉ xảy ra ở gà dưới 3 tuần tuổi (thường xảy ra ở gà từ 1-2 tuần tuổi).
+ Gà đột nhiên buồn bã, ủ rũ, sốt cao.
+ Ỉa chảy phân xanh vàng, nhớt.
+ Kém ăn nhưng uống nước nhiều.
- Sau 4 đến 6 ngày bệnh đột nhiên biến mất, gà trở lại tươi tắn, nhanh nhẹn, ăn uống bình thường.
- Tỷ lệ chết ít, không đáng kể, nhưng cũng có đàn bệnh tỷ lệ chết rất cao.
 Thể dạng lâm sàng
- Thể lâm sàng của bệnh Gumboro hay còn gọi là bệnh Gumboro cổ điển thường xảy ra đối với gà từ 3 đến 8 tuần tuổi, nhưng nặng nhất vẫn là gà từ 3 đến 6 tuần.
Gà bị bệnh có các biểu hiện rất điển hình như:
+ Gà sốt rất cao (trên 43 độ C)
+ Do sốt cao, gà uống nhiều nước nên bị rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy nặng.
+ Phân gà lúc đầu loãng, sau chuyển thành nhớt màu trắng xanh, xanh vàng, đôi khi có gợn máu (phân nhớt xanh vàng, vàng trắng).
+ Gà suy sụp nhanh, nằm bẹp la liệt ra nền chuồng với các tư thế rất khác nhau.
+ Diễn biến bệnh xảy ra vô cùng đột ngột và rất nhanh: chỉ sau 4 đến 6 giờ (kể từ khi con gà đầu tiên phát bệnh) đàn gà đã thay đổi hoàn toàn: xơ xác, nằm la liệt và chết cũng rất nhanh.
+ Thông thường gà bị bệnh Gumboro chết từ 50-80% phụ thuộc vào bệnh thứ phát (bệnh bội nhiễm).
Mổ khám:
- Gà mới chết vẫn nóng, xác gà to béo bình thường, <

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Khói bồ kết có thể chống cúm gia cầm

Tại một số tỉnh đã có kinh nghiệm dùng bồ kết chữa bệnh cho vật nuôi. Biện pháp phòng, chống cúm gia cầm bằng phương pháp xông khói bồ kết có cơ sở khoa học.
Người dân địa phương thường đốt bồ kết xông khói để giúp chống suy giảm hô hấp, khó thở. Khói bồ kết còn giúp làm sạch môi trường.
Trong quả bồ kết có hoạt chất saponin, men peroxydaza và một số hoạt chất khác, có tác dụng chống suy giảm hô hấp, khó thở, đây là dấu hiệu bệnh lý trầm trọng nhất của căn bệnh viêm phổi cấp tính do virus (cúm gia cầm).
Bồ kết, bài thuốc chống cúm trong nhà
Theo giáo sư - dược sĩ Đỗ Tất Lợi, bồ kết (tên khoa học là Gleditschiaaustralis - Hems, thuộc họ Vang - Caesalpiniaceae) thường được nhân dân chế nước gội đầu và làm thuốc từ lâu đời. Một số bệnh viện đã dùng bồ kết để thông khoan, chữa bí đại tiện, thông trung tiện sau khi mổ, chữa tắc ruột. Bột bồ kết có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng, làm cho hắt hơi, chữa ho, chữa đau răng, chữa chốc đầu trẻ em, lỵ lâu ngày, sưng vú ở phụ nữ...
Hạt bồ kết có tác dụng thông đại tiện, chữa mụn nhọt. Nông dân thường dùng bồ kết chữa bệnh cho vật nuôi. Khi trâu, bò, gà, lợn chết hàng loạt, bà con đã xông khói bồ kết liên tục nhiều ngày đêm, bằng cách đốt các đống trấu lớn, thỉnh thoảng ném vài quả bồ kết vào, bồ kết cháy âm ỉ, khói tỏa ra, bay vào chuồng nuôi, gia cầm gia súc hít thở khói đó sẽ phòng được bệnh dịch.
Trong quả bồ kết có hoạt chất saponin, men peroxydaza và một số hoạt chất khác. Theo các nhà khoa học, từ kinh nghiệm cổ truyền của nhân dân ta và những kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Bồ kết và các hoạt chất của nó có tác dụng chống vi khuẩn, vi-rus ngay trên cửa ngõ xâm nhập vào đường hô hấp.
Phương pháp đốt bồ kết xông khói âm ỉ, liên tục, giúp saponin và các hợp chất khác thăng hoa, lẫn trong khói, lan tỏa vào đường hô hấp, bám đọng vào niêm mạc và phát huy tác dụng chống mầm bệnh. Khói bồ kết giúp chống suy giảm hô hấp, thở khó, đây là dấu hiệu bệnh lý trầm trọng nhất của căn bệnh viêm phổi cấp tính do vi-rus. Các nhóm flavonozid có trong bồ kết tham gia bảo vệ thành mao mạch, duy trì sự bền vững của mao mạch, hạn chế xuất huyết...
Theo phó giáo sư Phạm Khắc Kiều và tiến sĩ Bùi Thị Tho, bộ môn Dược lý trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Bồ kết và các loại hoạt chất của nó có tác dụng, chống suy giảm hô hấp, khó thở - đây là dấu hiệu bệnh lý trầm trọng nhất của căn bệnh viêm phổi cấp tính do virus H5N1 (cúm gia cầm) gây nên và làm gia cầm mắc bệnh chết nhanh vì suy hô hấp. Saponin có mặt ở niêm mạc đường hô hấp từ khói bồ kết đưa vào, sẽ kích thích các đầu mút thần kinh cảm giác, thông qua đó kích thích trung khu hô hấp giúp cải thiện hô hấp cho con vật.
Mặt khác saponin có tác dụng kích thích các tuyến ở niêm mạc đường hô hấp tăng tiết dịch, pha loãng đờm rãi, kích thích con vật hắt hơi, khẹc mũi, dễ dàng tống đờm rãi ra ngoài, làm thông thoáng đường hô hấp, giúp con vật hô hấp thuận lợi. Đây là một biện pháp rẻ tiền, đơn giản, dễ thực hiện, người nông dân nuôi và nhỏ lẻ hoặc các trang trại lớn đều có thể thực hiện được. Biện pháp này không những tác động vào con gà, mà còn có tác dụng làm cho môi trường trong lành.
GIáo sư - tiến sĩ Vũ Hoan, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội cho biết, cùng với việc tiêm vaccine phòng bệnh cho gia cầm, phun các hóa chất làm sạch môi trường, các địa phương nên kết hợp với xông khói bồ kết bảo vệ đàn gia cầm, làm sạch môi trường.

Tỏi-phòng bệnh cho gia cầm

Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ thống miễn dịch, giúp tăng hoạt tính các thực bào lympho, có tính kháng khuẩn (ức chế 70 loại vi khuẩn gram (–) và gram (+)), kháng virus (cúm, cảm lạnh, lở mồm long móng), diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật (giun đũa, giun kim, giun móc, lỵ amid), phòng tránh tốt các rối loạn men tiêu hóa, nhiễm khuẩn dạ dày ruột, chống các bệnh đường hô hấp. 
Ngoài ra tỏi còn giúp tăng hiệu lực kháng sinh vì thế tỏi sẽ giúp tăng hiệu quả của kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD.
Để giúp người chăn nuôi mạnh dạn sử dụng tỏi phòng bệnh CRD, năm 2010 tập thể trạm Khuyến nông Khuyến ngư Mỏ Cày Nam đã thực hiện thí nghiệm “Sử dụng tỏi phòng bệnh gia cầm”. 
Phương pháp thực hiện thí nghiệm: Chia đàn gà làm 2 lô, mỗi lô 500 con với điều kiện môi trường sống giống nhau. 
Trong đó:
* Lô1: sử dụng vitamin C + B complex + điện giải cho uống mỗi ngày.
* Lô 2: sử dụng rượu tỏi pha nước cho uống lúc gà được 7 ngày tuổi, 2 ngày uống 1 lần với liều: 60ml rượu tỏi pha trong 10 lít nước uống cho 200 con gà con (dưới 2 tháng tuổi) hoặc 100 con gà lớn (trên 2 tháng tuổi). Các ngày còn lại vẫn sử dụng vitamin C + B complex + điện giải. Vỏ tỏi còn lại treo ở các góc chuồng để khử mùi hôi.
Sau 4 tháng thực hiện kết quả như sau: Sử dụng tỏi giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà, giảm được chi phí thuốc, tỷ lệ chết, nâng cao hiệu quả chăn nuôi:+ Giảm tỷ chết, loại thải: từ 14% xuống còn 2%+ Giảm chi phí thuốc: 445đ/con+ Thời gian xuất chuồng sớm hơn: 15 ngày.+ Trọng lượng xuất chuồng cao hơn: 90g/con.Do vậy, người chăn nuôi Bà con có thể bổ sung tỏi bằng cách: sử dụng tỏi tươi giã lấy nước cho gia cầm uống, xác trộn trong thức ăn (100g/10 lít nước) hoặc ngâm rượu tỏi (30-40g/100ml rượu, 5-6ml rượu tỏi/1 lít nước). 
Ngoài ra bà con có thể phơi khô nghiền thành bột trộn trong thức ăn hăng ngày với lượng 3%.Sử dụng tỏi trong chăn nuôi gia cầm giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà, giảm được chi phí thuốc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi: Giảm tỷ lệ chết, loại thải do nhiễm bệnh, giảm chi phí thuốc điều trị bệnh, gia cầm lớn nhanh. Ngoài ra, tỏi còn nâng cao hiệu quả kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD bằng phương pháp điều trị kết hợp kháng sinh và tỏi.



Tỏi - kháng sinh từ thiên nhiên
Loại củ nhỏ bé này ngoài tác dụng làm gia vị cho các món ăn, còn có tác dụng rất lớn cho sức khỏe. Từ xa xưa, con người đã dùng tỏi làm nguyên liệu để tạo ra những bài thuốc chữa trị nhiều loại bệnh rất hiệu nghiệm.

Đông y ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: “Tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa chứng chướng bụng hoặc đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng”.

Ứng dụng trong cuộc sống
Trong các mộ cổ Ai Cập từ sáu ngàn năm về trước có những củ tỏi khô được ướp với các bộ xương. Các sách y học Ai Cập cổ đại có ghi hai mươi bài thuốc dùng tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược…

Công nhân xây dựng kim tự tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những võ sĩ giác đấu Hy Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn. Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi theo làm lương thực và để trị bệnh khi cần.

Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một vị thuốc có giá trị. Ông tổ nền y học phương Tây là Hippocrates (460-377 trước Công nguyên) đã xem tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh dạ dày và loại trừ nước dư trong cơ thể.

Galen - một trong các danh y nổi tiếng sau Hippocrates - đã khen ngợi tỏi như môn thuốc trị được nhiều bệnh.

Theo Pedanius Dioscorides (một danh y Hy Lạp) thì tỏi giúp giọng nói trong trẻo, làm bớt ho và thông tắc nghẽn ở mạch máu. Tỏi còn làm lợi tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da và chữa cả bệnh hói tóc.

Trong Chiến tranh thế giới thứ I, người Nga đã dùng tỏi để trị các bệnh nhiễm trùng. Họ gọi tỏi là thuốc kháng sinh. Các bác sĩ Anh cũng biết dùng tỏi để trị vết thương nhiễm độc trên chiến trường.

Khi có dịch cúm vào đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh.

Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille. Trong trận dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà người bị bệnh để trộm của mà không bị lây bệnh. Khi bị bắt, người ta hứa sẽ tha tội nếu chúng nói ra bí quyết không bị lây bệnh. Bốn tên đạo chích khai ra là suốt thời gian có dịch hạch đã ăn rất nhiều tỏi tươi!

Vào thời Trung cổ, khi đi vào những vùng nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang theo nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng cũng như để ngăn chặn hơi độc xâm nhập vào mũi.

Các triết gia cũng có nhiều nhận xét về giá trị của tỏi:

- Celsus ngay từ thế kỷ thứ I đã khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột.

- Virgil nhận ra tỏi làm tăng sức lực của nông dân.

- Aristophanes nhắc nhở các lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận để chiến đấu ngoan cường hơn.

Dân Nga xưa kia có tập quán ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống và tin là sẽ được trường thọ. Dân Ukraina uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, giữ cho người trẻ lâu. Trẻ con Ý được cha mẹ cho mang một túi tỏi nhỏ trên cổ để ngừa các bệnh truyền nhiễm. Dân da đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai. Đặc biệt họ rất ít bị bệnh yết hầu vì dùng nhiều tỏi, mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp dễ dàng.

Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân để tỏi hút hết chất độc, đưa ra ngoài. Tổng thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng thống George Washington thì được cho thêm tỏi trong khẩu phần ăn.

Vào đầu thế kỷ trước, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ đã chữa bằng tỏi và thấy có tác dụng trong việc diệt trực khuẩn lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi đã giúp nhiều người không bị lây bệnh. Nhiều người còn nhai tỏi để ngừa bệnh cúm.
Ứng dụng trong y học

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm sử dụng thì tỏi có nhiều công dụng trị bệnh. Hai thành phần hóa học chính của tỏi là chất allicin và allinase, tồn tại riêng rẽ trong tế bào tỏi.
Phòng chống ung thư

Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư (ung thư dạ dày, ung thư cột sống, ung thư phổi, ung thư vú và màng trong tử cung, ung thư thanh quản…). Nếu bệnh được phát hiện thì có thể điều trị sớm bằng cách ăn tỏi hàng ngày từ 5 đến 20g tỏi tươi tùy bệnh, đồng thời từ bỏ thuốc lá, bia rượu, thức ăn nhiều chất béo, các loại thịt đỏ.
Phòng chống các bệnh tim mạch

Ăn càng nhiều tỏi càng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đó là kết quả nghiên cứu của các chuyên viên ở Đại học Western Ontario, Canada. Chính vì vậy mà dân Triều Tiên ăn rất nhiều tỏi và họ cũng ít bị mắc bệnh về tim. Tỏi còn giúp làm giảm LDL (cholesterol xấu) tăng HDL (cholesterol tốt), do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.

Mỗi ngày dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm từ tỏi sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp, chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não (tất nhiên cần thực hiện tốt các điều kiêng kỵ như với bệnh ung thư nói ở trên).
Tác dụng giảm đường huyết

Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan, giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu (tác dụng tương đương với tolbutamid - một loại sunfamid chữa tiểu đường type II). Dùng tỏi thường xuyên có thể chữa bệnh tiểu đường type II cho người mắc bệnh từ ba đến mười năm kết hợp kiêng cữ cần thiết (từ bỏ thuốc lá, các chất ngọt từ đường, bia rượu, chất béo).
Tỏi và sự đông máu

Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục - một nguy cơ của chứng đột quỵ và tai biến mạch máu não.

Các thầy thuốc xưa kia đều biết rằng tỏi làm máu loãng hơn. Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào do ăn nhiều tỏi mà làm cho máu loãng rồi dễ xuất huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường.
Tỏi và cảm cúm

Tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất đi những vi sinh vật có lợi trong cơ thể.

Tỏi làm tăng tính miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ mắc ung thư.

Tỏi dùng để chữa bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh là những biểu hiện của bệnh cúm nhờ chất allicin có trong tỏi. Y học dân gian nhiều nước chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân.

Ngoài ra, tỏi cũng được dùng để trị bệnh hen suyễn và viêm phổi ở trẻ em.
Tỏi dùng làm thuốc kháng sinh
Từ lâu, dân chúng tại nhiều nơi trên thế giới đã dùng tỏi như là một loại thuốc kháng sinh để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, viêm cuốn họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai…

Chất allicin có trong tỏi chưa chế biến có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài ra…

Trong thực tế, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Còn các trường hợp nhiễm trùng cấp tính và trầm trọng thì tất nhiên không thể dựa vào loại “kháng sinh thực vật” này