Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Khảo sát các mô hình nuôi cá lóc ĐB SCL













Nguồn nước tốt để ương nuôi cá giống

Nguồn nước tốt để ương nuôi cá giống

-Thế nào là nguồn nước tốt để ương nuôi cá giống? Muốn có nguồn nước tốt để ương nuôi cá giống thì phải làm gì?
Nước quán xuyến toàn bộ hoạt động  của nghề nuôi cá, không những là môi trường sống của cá, mà còn của các loài thuỷ sinh vật thức ăn của cá như rong, tảo, động vật phù du, giun ít tơ, ấu trùng muỗi lắc, trai, hến, ốcv.v…



Nguồn nước được gọi là tồt để ương nuôi cá giống, đảm bảo được yếu tố sau:
Yếu tố hoá học: Trước hết nguồn nước không có các yếu tố độc hại đối với cá: “Các yếu tố độc hại có thể có ở dạng rắn, khí hoặc muối hoà tan trong các kim loại nặng, yếu tố phóng xạ, thuốc trừ sâu và diệt cỏ, kể cả độ pH, hàm lượng Cl, SO4, Fe tổng cộng, lượng tiêu hao ôxy và các hợp chất khác có trong nước thải công nghiệp v.v…
Yếu tố dinh dưỡng như: N, P, K… cũng cấn đảm bảo trong nước ao hồ ở những giới hạn thích hợp để cá và thuỷ sinh vật khác sinh sản và phát triển bình thường.
Yếu tố sinh vật học: Nguốn nước tốt để nuôi cá là nguồn nước đã phát triển phong phú khu hệ thuỷ sinh vật (thức ăn tốt của cá), hạn chế và phòng trừ được các địch hại, không cho các ký sinh trùng gây bệnh cho cá lẫn trong nước.
Yếu tố vật lý khác: Nguồn nước cần được tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Độ đục của nước phù sa và của các kênh mương có nhiều hạt sét lơ lửng làm cho tảo và các thuỷ sinh vật kém phát triển, nguồn thức ăn của cá bị giảm sút… Vì vậy, nước để ương nuôi cá giống cần có độ trong vừa phải (từ 20-30cm).
-Muốn có nguồn nước tốt để ương nuôi cá, bạn cần lưu ý:
Địa điểm: Địa điểm  đào ao ương nuôi cá, trước hết phải gần nguồn nước sạch. Tốt nhất là gần nguồn nước tự nhiên (hồ chứa, sông…). Nếu sử dụng nước thuỷ lợi, nước sông giang… phải dự trữ lượng nước chủ động riêng để dùng khi cần thiết.
-Kết hợp xây dựng các hệ thống tháp nước, bể lọc… để có nguồn nước sạch ương nuôi cá. Biện pháp đơn giản là xây dựng hệ thống ao chứa nước có nuôi thả bèo hợp lý. Vai trò chủ yếu của việc lọc sạch nước này là do các loài tảo cỡ nhỏ với số lượng lớn và đặc biệt là trai nước ngọt( một con trai nước ngọt mỗi ngày lọc trung bình 12 lít nước, có khi tới 60-70 lít). Càn gây nuôi các “máy lọc sống” này trong ao chứa để triệt để sử dụng chúng vào việc lọc sạch nước.
Trong các ao chứa nước không được bón phân, nhất là các nguồn phân hữu cơ. Bởi vì, ở các ao chứa sẽ diễn ra quá trình hấp thụ các kim loại nặng bởi chất hữu cơ, kết tủa và lắng đọng các chất vẩn vô cơ và hữu cơ, vô vơ hoá các chất hữu cơ không bền vững, làm tăng hàm lượng ôxy hoà tan, huỷ diệt các vi khuẩn hoại sinh và gây bệnh của cá.
Khu vực ương nuôi cá cần xây dựng một chế độ kiểm tra, bảo vệ và sử dụng nguồn nước hợp lý, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Coi nhẹ việc bảo vệ nguồn nước, nhất định se gặp nhiều khó khăn trong việc ương nuôi cá, nhất là cá giống.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHẤT THẢI AO NUÔI CÁ TRA ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở AN GIANG
CÁCH TRÍCH DẪN SAI, VÀ CSO NHIỀU TÀI LIỆU TRÍCH DẪN NHƯNG KHÔNG THẤY TRONG DANH MỤC NÊN TÔI KHÔNG XÁC THỰC ĐƯỢC TÍNH KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ. CẦN CHỈNH SỬA TRƯỚC KHI TÔI XEM TIẾP
1. Giới thiệu
Hiện nay, “nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trở thành một trong những nguồn chủ lực, có vị trí quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản, nhất là thủy sản nước ngọt đã gây ô nhiễm ngày càng cao. Trong quá trình nuôi thì chất thải trong ao nuôi được thải ra sông, kênh mương và lượng cá càng lớn thì chất thải càng nhiều như nước thải, bùn chứa phân các loại thủy sản, thức ăn dư thừa bị thối rữa, chất tồn dư của các loại hóa chất dẫn đến sông, kênh mương càng ngày ô nhiễm” (Thông tấn xã Việt Nam, 2008). Bên cạnh đó, An Giang là một trong những tỉnh nằm trong lưu vực sông Mê Kông, với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt là nơi có hệ thống nuôi trồng thủy sản nước ngọt rất đa dạng, đặc biệt là nghề nuôi cá tra (Chau Thi Đa và ctv, 2008), và tác động của việc nuôi cá tra đến môi trường nước và hệ sinh thái đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường nước do chất thải nuôi cá tra đã ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đời sống, sức khỏe người dân trong vùng và người nuôi (Tố Quyên[VTAnh1] , 2007). Do đó, cần có một số biện pháp để hạn chế chất thải từ ao nuôi cá tra ảnh hưởng đến môi trường là rất cần thiết, vì vậy mà em viết bài tiểu luận này.
2. Hiện trạng
An Giang là tỉnh nổi tiếng trong nghề nuôi cá tra dọc theo hai bờ sông Tiền và sông Hậu, cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của An Giang. Năm 2007 An Giang có gần 16.000 hộ nuôi cá tra xuất khẩu với  gần 13.300 ha, tăng 4.500 hộ so với năm 2006, số người nuôi cá tra có ao lắng xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường để bảo vệ môi trường nước rất ít[VTAnh2] , hầu hết đưa trực tiếp nước thải trong ao nuôi cá ra sông. An Giang gần 1.600 ha đất ao hầm nuôi cá tra, gần 90% số ao chưa có hệ thống xử lý nước thải như ở huyện Phú Tân có 1.972 hộ nuôi 2.557 ao hầm cá tra với 250 ha mặt nước, nhưng chỉ có 101 ao hầm có hệ thống xử lý nước thải, còn lại 2.456 ao hầm chưa có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, chiếm 96% (Tố Quyên, 2007). Do nghề nuôi cá tra mang lại hiệu quả cao nên diện tích nuôi cá tra ao hầm đang gia tăng rất nhanh, năm 2007 đã tăng đến 4.500 hộ nuôi so với năm 2006. Mặt khác, Chau Thi Đa và ctv (2008) thì cho rằng, do nuôi cá tra bè bị lỗ nên nhiều người đã chuyển sang nuôi ao hầm và làm cho diện tích nuôi cá tra trong ao tăng lên đáng kể[VTAnh3] . Bên cạnh đó, thì người nuôi cá chỉ chú ý đến diện tích thả nuôi không quan tâm chất thải [VTAnh4] từ ao nuôi như thế nào trước khi thải ra môi trường bên ngoài nên chưa có ao xử lý nước thải và điều này làm môi trường nước xấu hơn. Mặt khác, thì tác động ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, sức khỏe mà cũng ảnh hưởng đến người nuôi cá, khi nguồn nước trong ao bị ô nhiễm thải ra môi trường thì những hộ nuôi xung quanh sử dụng nguồn nước đó cung cấp trở lại cho ao của họ và làm tăng tỷ lệ hao hụt nuôi cá rất cao, hiệu quả chăn nuôi thấp. [VTAnh5] Những năm trước tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi từ 7 – 9%, hiện nay đã tăng lên 30 – 40%, có nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng thì tỷ lệ hao hụt cá trong quá trình nuôi đến 61 -63% (Tố Quyên, 2007).
Theo Lý Thị Thanh Loan (2007[VTAnh6] ), “ô nhiễm nguồn nước mặt do nuôi cá tra đang hết sức nghiêm trọng những người nuôi cá tra đều không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ ao nuôi cá, tất cả xả nguồn nước ô nhiễm này ra sông rạch. Sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi cá tra và thái độ không quan tâm xử lý nước thải để bảo vệ môi trường của người nuôi cá sẽ làm sông rạch mất khả năng tự làm sạch và ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành những dòng sông ô nhiễm do chất thải từ cá ao cá tra”. Còn theo Nguyễn Văn Thạnh (2007[VTAnh7] ), “các hộ nuôi cá tra đều không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như xử lý nước cấp, nước thải, chất thải từ ao nuôi cá, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong nuôi trồng thủy sản nên gây ô nhiễm môi trường. Đa số những hộ nuôi cá tra hầm điều không xây dựng hệ thống ao lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao nuôi và xử lý nước thải trước khi xả ra sông rạch” (Hùng Anh, 2007[VTAnh8] ). Qua phân tích trên cho thấy, khuynh hướng ô nhiễm môi trường nước thì càng trở nên nhiều hơn do các diện tích nuôi cá chưa có ao xử lý nước nước thải trước khi thải ra môi trường. Do đó, trong phát triển nghề nuôi cá tra sắp tới cần hướng tới vần đề môi trường và ảnh hưởng của nó, đối với những người nuôi cá tra ao hầm thì phải có ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Do thị trường xuất khẩu được mở rộng ở ĐBSCL cũng như ở An Giang nên sản lượng cá tra nuôi các loại hình lồng bè, ao hầm, đăng quầng mỗi năm đều tăng và sự phát triển ồ ạt không theo quy hoạch làm suy thoái môi trường nước. Theo số liệu điều tra của khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ (2007), một ao nuôi cá tra 1 ha cho sản lượng 300 tấn, sẽ cần 480 tấn thức ăn, trong đó 75% được chuyển hoá thành sản phẩm, còn lại 25% thức ăn dư thừa và chất thải của cá thối rữa lắng đọng dưới đáy ao và thải ra môi trường nước (Lập Chương, 2007). Theo như Chi cục bảo vệ môi trường Tây Nam Bộ, để có được 1 kg cá tra thì cần 1,5 – 2 kg thức ăn. Ngoài ra, một số kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 17% lượng thức ăn được cá hấp thụ, còn lại 83% được thải ra môi trường dưới dạng phân, chất hữu cơ dư thừa thải ra môi trường nước (Huỳnh Biển, 2007). Như vậy, nếu có 1 tấn cá tra thì cần gần 2 tấn thức ăn và có hơn 1,6 triệu tấn chất thải ra môi trường.  Đầu năm 2008 sản lượng cá tra An Giang đạt khoảng 150.000 tấn thì có khoảng 250.000 tấn chất thải được thải ra môi trường và hiện nay ngành nuôi cá tra theo công nghệ mới năng suất cao gấp 10 lần so với cách nuôi truyền thống và thịt cá nuôi trắng, có mùi thơm do phải thay nước trong ao cá nuôi liên tụ và điều này làm cho môi trường nước ở An Giang ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng (Bộ công thương[VTAnh9] , 2008).
Hiện nay, có nhiều mô hình kết hợp từ nguồn nước thải ao cá tra mang lại hiệu rất cao như mô hình sử dụng “bùn đáy ao nuôi cá tra bón cho lúa và hoa màu’, qua nhiều thử nghiệm tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân cho thấy, sử dụng bùn đáy ao nuôi tra bón lúa năng suất tăng từ 0,9 đến 1 tấn.ha-1, giảm được 50% lượng phân hóa học và dùng bón lót trồng khoai cao, năng suất tăng từ 9 đến 10 tấn.ha-1, làm giảm ô nhiễm môi trường từ chất thải ao nuôi cá tra (Thông tấn xã Việt Nam, 2008); “mô hình nuôi cá tra kết hợp trồng lúa 2 vụ.năm-1” mô hình này được Khưu Đức Hùng thực hiện năm 2005 tại phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên. Kết quả cho thấy, nước trong ao nuôi cá tra thải ra và đưa vào ruộng tưới lúa đã giảm được 70%  lượng phân bón cho lúa và năng suất cao hơn bơm nước, bón phân bình thường từ 0,7 – 1 tấn.ha-1 vụ đông xuân và 0,6 tấn.ha-1 vụ hè thu (Thông tấn xã Việt Nam, 2008). Bên cạnh đó, theo Quốc Tuấn (2008) cho rằng mô hình trồng lúa sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra có tác dụng làm giảm chi phí sản xuất lúa và giảm ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi và mô hình hình này chỉ thích hợp những nơi có ao nuôi cá gần ruộng lúa và diện tích trồng lúa phải đủ chứa lượng nước thải từ ao nuôi cá thải ra (diện tích trồng lúa gấp 20 lần diện tích ao nuôi). Điều này, cho thấy mô hình canh tác này không phải nơi nào cũng có thể áp dụng được, chỉ có thể áp dụng những nơi đáp ứng điều kiện của mô hình đó, đây chính là khó khăn để triển khai nhân rộng mô hình này nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước như hiện nay.
3. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
- Theo Nguyễn Thị Thu Trang (2008) nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là do: (i) kỹ thuật nuôi cá truyền thống sử dụng nguồn thức ăn tự chế làm cho các vật chất trong ao nuôi ngày càng tăng, (ii) lượng các hóa chất và kháng sinh sử dụng cho cá trong quá trình nuôi tăng, (iii) chưa có ao xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường chiếm tỷ lệ cao (98% tổng số hộ nuôi).
- Những người nuôi cá thường sử dụng các hóa chất vệ sinh cải tạo ao nuôi, các vật tư chuyên dụng như vôi bột, chế phẩm sinh hóa học và các loại thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng cá với số lượng nhiều và gây nguồn nước ngày càng trở nên ô nhiễm (Phạm Đình Đôn, 2008).
- Do người nuôi cá không tính kỹ lượng ăn của cá nên dẫn đến dư thừa trong quá trình nuôi. Đây là vấn đề thường thấy ở những người nuôi cá hiện nay (Phạm Đình Đôn, 2007). Bên cạnh đó, Chau Thi Đa và ctv (2008) cho rằng lượng chất thải từ thức ăn dư thừa và sự chuyển hóa chất thải từ của hệ thống nuôi cá sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn tươi từ xác cá tra thì rất cao và cao gấp 9-10 lần so với hệ thống nuôi sử dụng thức ăn viên. Qua đó cho thấy, sử dụng nguồn thức ăn tự chế trong nuôi cá tra sẽ tăng lượng chất hữu cơ trong đáy ao và nguồn nước trong ao nuôi ô nhiễm nhanh hơn.
4. Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường từ ao nuôi
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là ô nhiễm môi trường do chất thải từ các ao hầm nuôi cá, ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ nuôi cá tra ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đời sống, sức khỏe người dân trong vùng, đặc biệt là những người dân sử dụng nước sông làm nguồn nước sinh hoạt chủ yếu. Dưới đây, là một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước từ ao nuôi cá tra để đảm bảo cho đời sống người dân được tốt hơn và những người nuôi cá tra hiện nay.
- Chính quyền đại phương cần nhân rông mô hình nuôi cá kết hợp với ruộng lúa đối với những nơi có điều kiện diện tích trồng lúa và nuôi cá để có thể lấy nước từ ao nuôi cá thải ra đưa lên tưới lúa, giảm được phân bón, tiết kiệm chi phí sản xuất và không gây ô nhiễm môi trường.
- Những hộ nuôi cá cần hạn chế sử dụng nguồn thức ăn tự chế từ các phế phụ phẩm và khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp trong quá trình nuôi để hạn chế thức ăn dư thừa lắng động dưới đáy ao gây ô nhiễm môi trường nuôi.
- Những hộ nuôi cá tra ao hầm phải dành diện tích ao lắng để xứ lý nước thải trong ao nuôi cá trước khi thải ra môi trường, để không gây ô nhiễm môi trường nước, với tỷ lệ 3:1 (3 ha nuôi cá thì phải có 1 ha làm ao lắng xử lý nước thải khi thải ra môi trường bên ngoài (Tố Quyên, 2007).
- Cần nhân rông mô hình nuôi cá tra kết hợp với các loại cá ăn thức ăn chìm dưới đáy như: cá he, chim trắng, cá kết và sử dụng hệ thống lọc nước. Mô hình kết hợp này sẽ xử lý được nguồn thức ăn dư thừa lắng xuống đáy ao gây ô nhiễm môi trường nước trong ao.
5. Kết luận
Nghề nuôi cá tra được xem là thế mạnh của tỉnh An Giang. Bên cạnh sự phát triển nghề nuôi cá cá tra thì vấn đề ô nhiễm môi cũng cần được quan tâm và có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như sử dụng nguồn thức ăn tự chế, sử dụng các hóa chất kháng sinh trong cải tạo ao, phòng trị bệnh và không có ao xử lý chất thải. Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân không có ao xử lý là chủ yếu chiếm 90% diện tích nuôi cá tra trong ao.
Chính vì vậy, cần có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, để thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp tốt giữa người nuôi và sự quản lý của chính quyền địa phương.


 [VTAnh1]Trong danh mục TLTK, Tố Quyên có 2 tài liệu cùng công bố năm 2007. Vậy đây là tài liệu nào? Trích dẫn sai nguyên tắc!

 [VTAnh2]Không có ý  nghĩa! Con số?

 [VTAnh3]Số liệu? Đây là nền tảng cho các cơ sở thảo luận, phân tích sau này, không dùng từ chung chung như thế này!

 [VTAnh4]Tại sao? Câu hỏi này của chuyên ngành PTNT đó!

 [VTAnh5]Trích dẫn

 [VTAnh6]Không có trong danh mục tài liệu tham khảo?

 [VTAnh7] [VTAnh7]Không có trong danh mục tài liệu tham khảo?

 [VTAnh8] [VTAnh8]Không có trong danh mục tài liệu tham khảo? (chỉ có 2008 thôi)

 [VTAnh9]Viết hoa, sao không thấy trong danh mục TLTK?

Cá heo

Tỷ phú cá heo nước ngọt



Ở huyện đầu nguồn An Phú - An Giang, có một chủ bè mạnh dạn nuôi cá heo nước ngọt. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao gấp… 10 lần nuôi cá lóc. Và anh đã trở thành tỉ phú chỉ trong 1 năm.
Người duy nhất nuôi cá heo
Anh Bùi Chí Linh, 32 tuổi ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú là một trong những người đầu tiên ở vùng biên giới, nếu không muốn nói là người duy nhất ở ĐBSCL, nuôi thành công loài cá heo nước ngọt. Hiện anh đang có 10 lồng bè cá heo đang trong thời kỳ thu hoạch. Mỗi bè rộng 3m x 4 m, có thể sản xuất trên 600 kg cá thương phẩm. Nhờ có kinh nghiệm nuôi cá chình, cá chạch lấu từ nhiều năm nên khi chuyển sang nuôi cá heo, anh Linh đã nắm chắc kỹ thuật về con giống, về kích thước lồng bè và quá trình chăm sóc. Anh Linh cho biết mùa cá heo con giống xuất hiện hằng năm vào mùa lũ từ tháng 8-11 âm lịch. Chính vì lẽ đó, anh bắt đầu thu mua giống đem về thả nuôi thử năm đầu với cá chình thấy cá phát triển tốt. Khi thu hoạch lên cùng với cá chình, thấy thương lái cũng thích và thị trường cũng chấp nhận nên năm 2010 vừa rồi anh đã tranh thủ thu mua con giống từ người dân đánh bắt ngoài thiên nhiên để nuôi. Qua nhiều tháng thả nuôi, cá heo mang lại doanh thu cho anh trên 700 triệu đồng, và năm 2011 anh dự kiến lãi trên 1 tỷ đồng với 10 lồng bè hiện nay.

Những chiếc bè nuôi cá heo của anh Linh
Mùa thả cá cũng bắt đầu từ thời điểm mùa nước lũ và thu hoạch vào tháng 8 năm sau, mỗi năm chỉ nuôi có một đợt. Cái khó là con giống phải mua từ Campuchia với giá 50.000đ/kg/180 con, có những năm nước lũ thấp, không có con giống mua thả, khiến giá tăng lên từ 70-100 ngàn đồng/kg mà phải đặt trước của người dân mới có. Theo anh, cá heo dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt không đáng kể, nhưng muốn đạt năng suất cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật. Theo kinh nghiệm của anh, lồng bè phải được bao bằng 2 lớp lưới thật chắc chắn, lưới chì bên ngoài và lưới Thái Lan loại mắt nhỏ bên trong mới bảo đảm an toàn, không sợ bị thất thoát. Anh cho biết, cái khó khi nuôi cá heo hiện nay là nguồn giống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, cái khó thứ hai là cá heo thuộc loại cá da trơn, trên đầu có 2 nanh nhọn nên chúng đào tẩu rất dễ, lồng bè chỉ cần thủng một lỗ lưới nhỏ bằng đầu ngón tay là cá có thể sổng hết nguyên đàn.
Thức ăn chính của cá heo là cám trộn với cá sống (cá biển hoặc cá sông) xay nhuyễn pha cùng với cám. Nếu có hèm rượu trộn thêm 30%, cá sẽ tăng trọng rất nhanh. Một ngày tốt nhất cho ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều lúc mặt trời lặn. Về mật độ, bè nuôi từ 3mx4m, tốt nhất là nên thả 150 kg giống cho một bè (1kg giống tương đương 180 con). Nếu nuôi với mật độ dày, cá sẽ chậm lớn và tỷ lệ hao hụt sẽ cao. Sau 10 tháng nuôi, trọng lượng cá thương phẩm đạt 30con/1kg và giá bán ra hiện nay tại bè là 300.000đ/kg. Anh Linh cho biết thêm: Nếu nuôi cá heo thương phẩm cho thu hoạch vào tháng nghịch, mùa nắng, giá có thể lên đến 400.000-450.000 đồng/kg, còn tại nhà hàng lên 500.000-550.000 đồng/kg.
Theo tính toán của anh Linh, nuôi cá heo nếu thành công sẽ lời hơn nuôi bất cứ loài cá nào khác ở vùng nước ngọt.
Cho cá heo ăn bằng thức ăn cá xay và cám trộn
Cho cá heo ăn bằng thức ăn cá xay và cám trộn
Cung không đủ cầu
Năm nay giá cá heo cao hơn năm rồi từ 80-120 ngàn đồng/kg, nhưng nguồn cung không đủ cầu. Trước đây, cá heo cũng như cá linh, cá chốt, chỉ là những sản vật bình thường, ít ai quan tâm nhưng gần đây nó đã được nâng lên thành đặc sản, đặc biệt là cá heo da xanh, đuôi đỏ, cực kỳ ngon nên giá cả trên thị trường ngày càng tăng cao. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở Long Xuyên, Châu Đốc, kể cả ở TP. HCM đã khai thác con cá heo trong mùa nước nổi để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, như cá heo nướng muối ớt, cá heo kho tiêu, cá heo nấu canh chua, cá heo kho lạt hoặc kho mắm chấm bông điển và bông súng… Các món này luôn được giới sành điệu ưa thích.
PGS.TS Dương Nhựt Long, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Nhằm tạo ra nguồn giống chủ động cung cấp cho người nuôi cá vùng ĐBSCL, năm 2010 thông qua chương trình hợp tác, tài trợ kinh phí của Sở KH - CN An Giang, cùng sự phối hợp thực hiện của Trung tâm giống Thủy sản tỉnh An Giang, và nhóm cán bộ nghiên cứu Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện thành công việc sinh sản nhân tạo cá heo nước ngọt (Botia modesta Bleeker -1865). Đây là 1 trong 8 loài cá nước ngọt thuộc giống Botia phân bố khá phổ biến ở vùng hạ nguồn sông Mêkông thuộc các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia và vùng ĐBSCL của Việt Nam.
Kết quả bước đầu cho thấy, sức sinh sản của cá heo khá cao, dao động từ 400.000 - 500.000 trứng/kg cá. Thời gian hiệu ứng trong việc sử dụng hormone kích thích cá sinh sản từ 10 - 12 giờ. Tỷ lệ trứng thụ tinh đạt từ 50 - 57%, tỷ lệ nở đạt từ 75 - 80 %. Sau khi sinh sản thành công, sẽ chuyển sang giai đoạn ương nuôi theo hướng công nghiệp.
Thu hoạch cá heo tại bè nuôi cá của anh Linh
Thu hoạch cá heo tại bè nuôi cá của anh Linh
Cá heo nước ngọt có màu sắc đẹp, thân mình màu xanh nhạt, đuôi, vây màu đỏ, nuôi lớn có trọng lượng tối đa 100-150 gram/con. Cá cho chất lượng thịt thơm, ngon và có thể nuôi làm cá cảnh. Ông Long cho rằng: Trong những năm gần đây, nguồn cung cá heo giống tự nhiên cho các bè nuôi cá ở An Giang giảm sút, trong khi nhu cầu của các nhà hàng tăng cao, việc sinh sản nhân tạo thêm giống cá heo sẽ tạo thêm điều kiện chủ động cho người nuôi cá vùng ĐBSCL. Hiện nay, cá heo sau khi nuôi đạt kích cỡ thương phẩm 15 con/kg. Cá có thể nuôi với thức ăn viên thời gian từ 8 tháng đến 1 năm đạt 20-25 con/kg. Cũng theo ông Long, việc nghiên cứu biện pháp nuôi vỗ thành thục sinh dục cá heo và tác động hormone kích thích cá sinh sản, chủ động tạo ra con giống, cung cấp cho các mô hình ương và nuôi thương phẩm, góp phần đa dạng hóa đối tượng cùng mô hình nuôi, tạo thêm cơ hội lựa chọn đối tượng nuôi cho người dân, tạo thêm nguồn thực phẩm chất lượng cao cho xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập cho người nuôi cá là hoạt động có ý nghĩa xã hội rất sâu rộng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, GĐ TT giống thủy sản An Giang cho biết: mô hình nuôi cá heo là mô hình đầu tiên thực hiện thí điểm thành công của tỉnh An Giang. Hiện mô hình này hầu như chưa phổ biến nhiều trong giới nuôi cá bè, ngoại trừ trường hợp nuôi hiệu quả của anh Linh. Sắp tới đây khi việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công giống cá heo nước ngọt, có con giống chủ động, tỉnh sẽ hướng đến nuôi cá thương phẩm từ bè sang ao, theo mô hình nuôi bằng thức ăn công nghiệp tránh làm ô nhiễm môi trường, đồng thời tránh khai thác quá mức nguồn cá giống trong tự nhiên. Đây là loại cá triển vọng mang giá trị kinh tế cao gấp 10 lần so với cá lóc nuôi hiện nay. Đến cuối năm nay, Trung tâm giống An Giang sẽ cho ra thị trường trên 20.000 con cá heo giống nhân tạo để đưa xuống dân nuôi, và đến năm 2015 sẽ phát triển rộng rãi ra toàn ĐBSCL. 
Cá heo là một loài cá nước ngọt, tên khoa học là (Botia modesta Bleeker -1865) thường xuất hiện nhiều trên sông Hậu và sông Tiền. Cá heo mình hơi xanh bóng, đuôi màu đỏ cam trông rất đẹp, đầu có 2 ngạnh véo cong rất nhọn. Con lớn nhất bằng ba ngón tay và dài khoảng 1dm. Khi bắt lên khỏi mặt nước cá kêu nghe éc éc giống như tiếng heo nên mới gọi là cá heo.

 Hoàng Lê


Nuôi cá heo sông mùa nước nổi (20/08/2011)

Cá heo sông (Botia modesta Bleeker), là 1 trong 8 loài cá nước ngọt thuộc giống Botia phân bố các lưu vực hạ nguồn sông Mekong. Loài cá heo này xuất hiện cùng lúc với cá linh vào mùa nước nổi ở ĐBSCL. Chúng có màu sắc đẹp, vây đuôi đỏ, da láng không vảy, gần miệng có bộ gai bén. Thân mình có nhiều màu như xanh đậm, xanh nhạt, ánh vàng hay có sọc nâu... Thịt cá thơm ngon, lớp da và thịt tích nhiều mỡ nên ăn rất béo, được chế biến thành món đặc sản miền Tây Nam bộ.
Ông Lê Văn Hồng (xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, An Giang) có bè nuôi cá ở Tân Châu, do “khoái khẩu” món cá này mà đến mùa nước lũ là ông “sưu tầm” về nuôi trong hồ. Sau một năm nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 20 - 40 g/con thì vớt lên ăn dần. Nhiều người hỏi mua giá 200.000 đồng/kg nhưng ông không chịu bán. Ông Hồng cho biết, cá heo sông dễ nuôi, chúng ăn rong tảo tầng đáy hoặc ăn mồi dư thừa từ các loài cá khác. Cá heo sông vốn sống nơi nước chảy nên nuôi bè cá lớn nhanh hơn nuôi ao. 
Anh Trần Văn Nho (xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, An Giang) nuôi cá heo trong bè cho kết quả khá tốt. Anh cho biết, tuy có khan hiếm so với nhiều năm trước nhưng khi vào giữa mùa lũ cá rộ, anh tranh thủ gom thả nuôi. Anh mua cá giống loại khoảng 300 con/kg với giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, phân loại và cho vào từng ngăn riêng trong bè. Thức ăn cho cá heo là cá tạp rẻ tiền, ốc bươu vàng, cua… Cá heo miệng nhỏ nên phải xay nhuyễn rồi thả vào sàn ăn. Anh nuôi khoảng 10 - 12 tháng cá đạt trọng lượng 30 - 40 g/con (25 - 35 con/kg), nếu nuôi khoảng 6 - 8 tháng, đạt 20 - 25 g/con (40 - 50 con/kg). Cá luôn được các nhà hàng, quán ăn đặt mua, dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại và thời điểm. Cá lớn loại khoảng 15 - 20 con/kg có khi lên đến 300.000 - 350.000 đồng/kg. 
 Để đáp ứng nhu cầu nguồn cá giống cho nông dân, bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (khoa thủy sản, ĐH Cần Thơ) phối hợp Trung tâm giống thủy sản An Giang nghiên cứu, vừa cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá heo này. Kết quả sinh sản đạt tỷ lệ khá cao, mỗi kg cá thành thục có khả năng cho 400.000 - 500.000 trứng. Tỷ lệ trứng thụ tinh đạt 50 - 57%, tỷ lệ nở 75 - 80%. Từ thành công này (tiếp theo thành công sinh sản nhân tạo cá linh trước đây), người dân ĐBSCL sẽ có thêm loài nuôi mới, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, đồng thời bảo tồn một loài cá quý của sông Mekong. 
ANH ĐỨC

Nguồn: KHPT

LG st

Nhân giống thành công cá heo nước ngọt (27/06/2011)

TS Dương Nhựt Long và nhóm cán bộ nghiên cứu Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt - Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh An Giang, đã thành công sinh sản nhân tạo cá heo nước ngọt (Botia modesta Bleeker).
 Đây là 1 trong 8 loài cá nước ngọt thuộc giống Botia phân bố khá phổ biến trong các lưu vực của vùng hạ nguồn sông Mê kông như: Thái Lan, Lào, Campuchia và vùng ĐBSCL (Việt Nam). Kết quả thực hiện bước đầu cho thấy trứng cá heo thành thục có đường kính trung bình 0,7 mm, sức sinh sản khá cao, dao động từ 400.000 – 500.000 trứng/kg cá. Thời gian hiệu ứng trong việc sử dụng hormone kích thích cá sinh sản từ 10 – 12 giờ. Tỉ lệ trứng thụ tinh đạt dao động từ 50 – 57% và sau cùng là tỉ lệ nở đạt từ 75 – 80%.
Cá heo có chất lượng thịt thơm, ngon, béo ngậy nên được người dân trong vùng ưa thích với các món ăn rất đặc trưng của vùng sông nước ĐBSCL như món cá kho tiêu ăn với cơm cháy, cá nướng muối ớt… Bên cạnh giá trị cao về mặt chất lượng thương phẩm, cá heo có màu sắc đẹp, mình màu xanh nhạt, đuôi, vây màu đỏ rất đẹp nên được chọn làm đối tượng được thuần dưỡng để trở thành cá cảnh. 
Tuy nhiên, những năm gần đây khi cá heo trở thành món ăn đặc sản, sức hút cá thương phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu từ các nhà hàng. Một số chủ bè nuôi cá ở An Giang bắt đầu nuôi loài cá này. Song nguồn cá heo giống tự nhiên đang cạn kiệt dần. Hiện nay, cá heo sau khi nuôi đạt kích cỡ thương phẩm 15 con/kg giá bán tại bè 350.000 đồng/kg. Cá có thể nuôi với thức ăn viên thời gian từ 8 tháng đến 1 năm đạt 20-25 con/kg, bán tại các các nhà hàng lên tới 400.000-500.000 đồng/kg.
Việc sinh sản nhân tạo thêm giống cá heo sẽ tạo thêm điều kiện chủ động cho người nuôi cá vùng ĐBSCL có thêm sự lựa chọn gia tăng giá trị với đối tượng nuôi thủy sản mới.
HỮU ĐỨC  

Nguồn: NNVN

LG (st)

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Kỹ thuật nuôi cá thác lác



Kỹ Thuật Cơ Bản Nuôi Cá Thát Lát Cườm


Cá thác lác còm là loài cá có thịt ngon, giá trị kinh tế cao chính vì điều đó cho nên trong những năm gần đây người dân nuôi cá vùng ngọt hoá ở hai huyện Phước Long và Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu đang phát triển và nhân rộng đối tượng nuôi này rất nhanh.
ky-thuat-co-ban-nuoi-ca-that-lat-com
Riêng đối với huyện Phước Long năm 2006 chỉ có khoảng hơn 20 hộ thả nuôi cá thác lác còm trên ruộng lúa thì đến nay đã có khoảng gần 200 hộ thả nuôi theo mô hình này.
Đặc biệt có hộ ông Nguyễn Thành Đông ngụ tại ấp Long Thành, thị trấn Phước Long đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá thác lác còm theo hình thức nuôi công nghiệp. Ông bắt đầu nuôi cá nước ngọt trên ruộng lúa từ năm 2000, những năm đầu chỉ thả nuôi cá trắm cỏ, cá chép, rô đồng… Năm 2006, nhìn thấy giá trị của cá thác lác còm ông đã thả nuôi thử khoảng 200 con thì thấy hiệu quả kinh tế cao nên từ đó ông bắt đầu thả nuôi trên ruộng lúa. Nuôi trên ruộng lúa cá sẽ lớn nhanh, chi phí đầu tư giảm nhờ tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên như phiêu sinh vật, cá, tép, ốc nhỏ, sinh vật đáy…
Đầu năm 2009 ông Đông đã mạnh dạn đầu tư 2 ao nuôi theo hình thức công nghiệp, với diện tích mỗi ao là 500m2. Hai ao này ông thả 5.000 con giống. Với chi phí giống khoảng 2,5ngàn/con loại chiều dài khoảng 3-5 phân được mua từ tỉnh Hậu Giang. Ông dự đoán năm nay ông sẽ bắt khoảng 4 tấn cá. Với giá bán độ chừng 38 ngàn/kg, sau khi trừ chi phí cải tạo, giống, thức ăn và công chăm sóc ông dự đoán sẽ lãi trên 100 triệu đồng.
Kỹ thuật nuôi cá thác lác cũng không khó. Sau đây là một số lưu ý nuôi cá thác lác còm trong ao nuôi thâm canh:
*Chuẩn bị ao nuôi:
Ao nuôi cá thác lác còm tốt nhất là gần nguồn sông chính, để có thể cung cấp nước ngọt dễ dàng. Ao cần có bờ chắc chắn. Tuỳ cỡ ao lớn nhỏ mà đặt khoảng 2-3 ống bọng để cấp, thoát nước. Diện tích ao nuôi tốt nhất từ 200-500m2, độ sâu từ 0,8-1,2m, nhiệt độ nước thích hợp 26-30oC, độ pH 7-8,5, lượng ô xy hoà tan lớn hơn hoặc bằng 3mg/lít.
*Cải tạo ao nuôi:
Trước khi nuôi cần phải dọn cỏ bờ, tát cạn nước, vét hết lớp bùn đáy, bón vôi với lượng 10-15kg/100m2, phơi khô đáy ao khoảng 1 tuần, cho nước vào khoảng 5-7 ngày mới thả cá giống, nước cần phải qua lưới lọc để ngăn cá tạp và cá dữ, dùng rễ dây thuốc cá diệt cá tạp với liều lượng 3kg/100m2. Có thể bón lót phân chuồng để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá giống với liều lượng 15-20kg/100m2.
* Chuẩn bị giống:
Chọn mua giống ở cơ sở uy tín, kích thước đồng đều (cỡ 3-5 phân), không bị xây xát. Cá khoẻ tập trung thành từng nhóm, núp trong giá thể, không bơi rời rạc.
* Thả cá:
Nên thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả cần ngâm bao đựng cá trong ao 15-20 phút để cá không bị sốc do nhiệt độ môi trường và nước ao thay đổi. Trong ao cần đặt một số giá thể cho cá trú và nên thả cá ở những vị trí này; cá mới thả thường tập trung quanh giá thể nên dễ quan sát và theo dõi. Mật độ thả 5-10 con/m2, có thể thả nuôi ghép cá sặc rằn, cá hường với mật độ từ 3-5 con/m2.
* Cho cá ăn:
Cho ăn cá, tép vụn băm nhỏ hoặc cho cá, tép nhỏ còn sống vào ao. Cá mồi phải được rửa sạch, băm nhỏ hoặc có thể xay nhỏ và trộn với chất kết dính từ 1-2% để thức ăn không bị rã. Thức ăn cần vo thành viên, đặt trên sàn để theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Cho cá ăn 2 lần/ngày. Do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên buổi sáng chỉ cho ăn 1/3 khẩu phần, buổi chiều cho ăn 2/3 khẩu phần. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 15-20% trọng lượng cá lúc 1-3 tháng và 5-10% đối với cá 3-10 tháng. Cũng có thể cho cá ăn bột tấm, cám trộn với bột cá với tỷ lệ 30% bột cá + 70% bột tấm, cám.
* Chăm sóc:
Tuỳ theo màu nước của ao mà có chế độ thay nước, lượng nước thay mỗi lần là 1/3. Thường xuyên bổ sung vitamin C và men tiêu hoá cho cá. Thỉnh thoảng trộn tỏi vào thức ăn theo liều lượng 50-100g/10 kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày.
Nếu chăm sóc tốt, sau một năm cá có thể đạt trọng lượng 800-1.000g/con, có thể thu hoạch.
Kỹ thuật nuôi cá thác lác còm cũng không thật sự quá khó đối với bà con nuôi cá nước ngọt. Điều quan trọng nhất là bà con phải có tâm huyết và nắm vững các biện pháp kỹ thuật cơ bản thì thành công sẽ đến như mong đợi.

Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm

I. Nuôi trong giai đặt ở ao đất
1. Mùa vụ
Mùa vụ nuôi phụ thuộc vào việc sản xuất con giống. Nguồn cá giống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thông thường nguồn cá giống xuất hiện tập trung vào tháng 7 – 8. Do vậy, mùa vụ nuôi cũng tập trung vào những tháng này.
2. Kích cỡ giống và mật độ nuôi
Cần chọn lựa giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không bị sây sát, không bị mất nhớt. Cá giống cần đạt kích cỡ 20 – 30g/con. Mật độ thả 70 – 90 con/m2.
3. Thức ăn cho cá
Cá lóc là loài ăn động vật, cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn như: cá, tép, ếch nhái….Trong quá trình nuôi có thể tập cho cá quen dần với thức ăn tự chế với nguồn nguyên liệu là cá tạp, tấm, cám, bắp….hoặc thức ăn công nghiệp. Khẩu phần ăn cho cá có thể định lượng theo bảng sau:
Bảng: Khẩu phần thức ăn cho cá lóc (% so với trọng lượng cá thả nuôi)
Kích cỡ cá giống (g/con)
Khẩu phần thức ăn (%)
< 10
10 – 12
10 – 20
8 – 10
20 – 30
5 – 8
30 – 50
5 – 8
50 – 100
5 – 8
> 100
5
4. Cho cá ăn
Trong giai đoạn đầu thả giống, do kích thước cá còn nhỏ, thức ăn cần được xay nhuyễn, khi cá lớn thức ăn không cần xay nhuyễn và được cung cấp cho cá trong giai hoặc ao nuôi qua sàn ăn.
Máy xay thức ăn cho cá

(Cá tạp làm thức ăn)

5. Chăm sóc và quản lý
Việc chăm sóc và quản lý được tiến hành thường xuyên như kiểm tra hệ thống dây- lưới, theo dõi hoạt động của cá, vệ sinh giai….
II. Nuôi cá lóc trong ao đất
1. Chuẩn bị ao
Diện tích ao nuôi trung bình từ 100 – 1.000m2. Ao nuôi được cải tạo và vệ sinh trước khi nuôi. Dùng lưới hoặc đăng tre chắn xung quanh để phòng tránh cá nhảy ra ngoài. Mật độ thả cá 30 – 50 con/m2.
2. Cho cá ăn và quản lý
Thức ăn dùng cho cá nuôi trong ao đất tương tự như thức ăn cho cá nuôi trong giai. Thức ăn được đặt trong sàn cho cá ăn.
III.  Nuôi trên bể lót bạt
1. Chuẩn bị bể
Tùy theo diện tích của mỗi hộ gia đình mà xây dựng bể có quy mô khác nhau.
- Vị trí đặt bể nên bố trí gần sông để thuận tiện cho việc thay nước, nên xây dựng bể lót bạt để chi phí đầu tư thấp và thuận tiện cho việc thay đổi thiết kế sau này nhất là chuyển đổi đối tượng nuôi khác.
- Bể thường được xây dựng theo hình chữ nhật, chiều cao bể khoảng 1,2m. Dùng tràm để làm các trụ, rào đăng tre xung quanh, trải bạt nhựa màu tối để tạo điều kiện sống gần giống như tự nhiên và sử dụng lưới cước rào trên mặt bể để tránh cá nhảy ra ngoài. Đáy bể nên thiết kế sao cho nghiêng về một phía để dễ dàng tháo nước. Đặt cống thoát nước sát đáy bể và đầu cống có lưới chắn để không cho cá ra ngoài.
- Mực nước trung bình trong bể là từ 0,8 – 1m.
- Cần có hệ thống máy bơm nước để cung cấp nước khi cần thay nước.
2. Cho ăn và quản lý
Thức ăn dùng cho cá nuôi trong ao đất giống như thức ăn cho cá nuôi trong giai và ao đất. Thức ăn được đặt trong sàn ho cá ăn.
3. Xử lý môi trường nước trong bể nuôi
Cá lóc nuôi trên bể môi trường nước rất dễ nhiễm bẩn cần được thay nước thường xuyên. Lúc cá còn nhỏ số lần thay nước sẽ ít hơn so với cá lớn. Định kỳ xử lý vôi cho nguồn nước trong bể nuôi từ 7 - 10 ngày/lần với 2 - 3kg vôi/100m3. Trong quá trình nuôi nếu có hiện tượng nhiễm nấm, ký sinh trùng nên dùng các hóa chất diệt ký sinh trùng như Fresh water ( Cty Vemedim, Cần Thơ)….liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để xử lý rất hiệu quả. 
IV. Nuôi ghép
1. Nuôi ghép với cá Rô phi
Dùng cá Rô phi làm thức ăn cho cá lóc. Mật độ thả 0,5 – 1 con/m2. Qua 4 tháng nuôi cá giống cỡ 80 – 100g/con đạt trung bình 350g/con. Tính trung bình cứ 4kg cá Rô phi con được 1 kg cá lóc thịt.
2. Nuôi ghép với cá nuôi khác
Có thể nuôi ghép cá lóc với cá mè, trôi, chép,.....Thức ăn và liều lượng cho ăn tuỳ thuộc vào mật độ nuôi cũng như tỉ lệ ghép với loài cá khác sao cho đảm bảo cá lóc tăng trưởng tốt và không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá khác.
VI. Phòng và trị bệnh cho cá
- Cá ương giai đoạn dưới 25 ngày tuổi: Bệnh thường gặp là bệnh do ký sinh trùng   Để phòng bệnh cần định kỳ sát trùng ao nuôi 15 ngày/lần. Sử dụng vôi bột với liều lượng 3 – 4 kg/100m3, vôi được hòa tan, lóng trong và lấy nước tạt khắp ao hoặc sử dụng Fresh water (Cty Vemedim Cần Thơ).
- Cá ương giai đoạn trên 25 ngày tuổi: Bệnh thường gặp là bệnh viêm ruột do giai đoạn này cá chuyển thức ăn. Rửa thức ăn bằng muối hột, trộn thuốc Sunfadimezin: 2g + Vitamine C: 1g /1kg thức ăn cho cá ăn liên tục 3 ngày mỗi tháng. Định kỳ tạt nước vôi khắp ao.
- Cá giai đoạn nuôi thịt: Bệnh thường gặp là bệnh viêm ruột, ghẻ lở, rận cá. Sử dụng Sunfadimezin: 20g + Oxytetra 5g/100kg cá. Dùng liên tục trong 6 ngày. Định kỳ tạt nước vôi khắp ao. 
VII. Thu hoạch
Sau 5 – 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình 0,8Kg – 1kg/con. Trước khi thu hoạch 1 – 2 ngày không nên cho cá ăn nhằm hạn chế cá chết trong quá trình vận chuyển. Khi thu hoạch có thể dùng vợt để hạn chế sây sát.
Tháo nước ra chỉ còn 40 – 50 cm, lấy lưới kéo đánh bắt dần. Sau đó tát cạn để thu họch toàn bộ.