Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Phòng trị bệnh cho cá bằng thảo mộc

Hỏi: Chi phí đầu vào của người nuôi cá ngày càng cao do giá thức ăn, thuốc, hoá chất liên tục tăng. Mặt khác, chất lượng cá giống suy giảm, dịch bệnh nhiều nên bắt buộc nông dân phải dùng thuốc, hoá chất đề phòng trị, điều này càng làm cho phí nuôi tăng 



 lên và có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy hỏi có biện pháp nào phòng trị bệnh cá với chi phí thấp và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng không?

Trả lời: Nghề nuôi cá nước ngọt đã và đang cung cấp cho thị trường một lượng lớn thực phẩm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đem về ngoại tệ cho đất nước và giảm áp lực khai thác thủy sản tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu của thị trường là tạo ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng nghĩa với việc dùng các hoá chất, kháng sinh trong phòng trừ bệnh cá phải rất hạn chế. Vì vậy, việc dùng các cây thảo mộc tự nhiên có xung quanh chúng ta trong phòng trị bệnh cá là một giải pháp hiệu quả, bền vững, giúp tạo ra các thực phẩm an toàn và ít tốn chi phí.

Sau đây, tôi xin giới thiệu một số loại cây thảo mộc đã được các nhà khoa học nghiên cứu và được một số bà con nông dân sử dụng hiệu quả:
Cây sài đất. (Ảnh: Trí Quang)
1. Lá xoan (Meliaazedarach L)Còn có tên là cây sầu đâu, sầu đông, xoan trắng, cây xuyên luyện, cây dốc hiên thuộc loại cây thân gỗ, vỏ xù xì, rụng lá vào mùa đông, ra hoa, lá, quả vào mùa xuân. Vỏ và lá xoan có vị đắng, ngâm dưới nước có màu đen. Có tác dụng diệt trùng mỏ neo và trùng bánh xe đạt kết quả tốt.

Cách dùng: Cành lá xoan non bó thành bó ngâm trong ao nuôi cá đang có bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe, cũng có thể ngâm trong lồng nuôi cá ở phía đầu nguồn nước với lượng 150 – 200kg lá xoan/1.000m2 ao có mực nước 1,5 – 2m hoặc 20 – 25kg lá xoan/lồng 8m3 đến khi thấy lá xoan bị hoai mục thì vớt cành ra khỏi ao; Có thể dùng lá xoan để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 15 ngày ngâm lá xoan trong ao một lần với liều lượng 100kg cành lá xoan/ 1000m2 ao; Có thể bón lót xuống ao với liều 0,3kg/m3 trước khi thả cá vào ao ương 3 ngày có thể phòng và trị ký sinh trùng thuộc ngành nguyên sinh động vật như: Trichodina, Cryptobia ký sinh trên cá hương, cá giống.

2. Lá đu đủ tía (Ricinus communis L):

Có tên khác là dầu ve (vì hạt có các vân như viên bi ve), cây tù ma. Là cây sống lâu năm, thường được trồng bằng hạt, hoặc mọc hoang ở các bãi ven sông. Quả thầu dầu có nhiều gai mềm (như gai quả chôm chôm), hạt có vỏ cứng màu đỏ tía, mỗi quả 3 – 4 hạt, hạt dùng để ép dầu. Lá thầu dầu có chất đắng, thường dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá.

Cách dùng: Lấy lá thầu dầu bó thành bó ngâm xuống ao với lượng 250 – 300kg lá thầu dầu/ha ao nước sâu 1,5 – 2m. Đối với lồng nuôi cá ngâm 15 – 20kg lá thầu dầu/8–10m3 lồng. Có thể dùng lá đu đủ tía để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 15 ngày ngâm lá đu đủ tía trong ao một lần với liều lượng 15kg cành lá đu dủ tía/1000m2 ao.

3. Rau sam (Portulaca Oleracea L):

Cây thấp, có nhiều nhánh, thân cây có màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục hơi dầy, hoa có màu vàng mọc ở đầu cành, có thể làm rau luộc, ăn hơi có vị chua. Rau sam thường dùng chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn cho cá trắm cỏ.

Cách dùng: Rửa rau bằng nước sạch rồi rửa lại bằng nước muối 3%, sau đó thả rau vào khung cho cá ăn, mỗi ngày cho ăn một lần, liên tục trong 5 – 7 ngày với 1,5 – 3 kg rau/100kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao.Chú ý để cá thật đói rồi cho ăn rau sam. Có thể dùng rau sam để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 10 ngày cho cá ăn một lần với liều lượng 1kg rau sam/ 100kg cá .

4. Tỏi (Allium sativum L)

Thành phần kháng khuẩn của tỏi chủ yếu là chất alixin (C6H10OS2), alixin là loại chất kháng khuẩn mạnh, có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn như: thương hàn, phó thương hàn, lị, tả, trực khuẩn, bạch cầu, vi khuẩn gây thoái rửa.

Cách dùng: Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi khuẩn gây ra mỗi ngày dùng 50g củ tỏi nghiền nát dùng cho 10 kg cá ăn liên tục trong 5 – 7 ngày. Tỏi dùng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin …) dùng 10-15 g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hoà với nước trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.

Năm 1993, Phòng Bệnh Thủy sản Viện Nuôi trồng Thủy sản I kết hợp với phòng dược liệu - Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật đã dùng bột tỏi khô bào chế với một số cây thuốc: cỏ nhọ nồi, sài đất, chó đẻ răng cưa … thành thuốc chửa bệnh đốm đỏ, xuất huyết, nấm mang. Kết quả thuốc đã phòng trị được bệnh trên 90%.

5. Cây cỏ mực (Eclipta prostrata L):
Loại cây thường mọc ở ven bờ ruộng, xung quanh các nghĩa trang, có hoa màu trắng, lá nhọn. Lá cỏ mực dùng để rà miệng cho trẻ sơ sinh, trừ đẹn, sạch miệng. Cây cỏ mực kết hợp với lá trầu dùng để trị bệnh ký sinh trùng cho cá.

Cách dùng: Thay nước mới cho ao sau đó dùng 10g cỏ mực, 10g lá trầu đem giả nát vắt lấy nước cho thêm 3g dầu mực trộn đều với 1 kg thức ăn, cho cá ăn từ 1 – 3 lần/ ngày.

6. Cây nghể: (Polygonum hydropiper L. Persicaria hydropiper).

 Là loài cỏ mọc hoang dại ở nơi ẩm thấp (thường thấy ở các đầm lầy) sống quanh năm, thân cây có nhiều nhánh, lá hình lưỡi mác, có hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Cây có vị cay nóng, hắc. Dùng chữa bệnh viêm ruột và bệnh loét mang, có hiệu quả nhất là cá giống.

Cách dùng: Lấy thân cây và lá băm nhỏ nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn. Liều lượng 3kg thân lá nghế tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục 3 – 6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, cứ 1 – 2kg nghế khô/100kg cá giống.

Cây cỏ nhọ nồi. (Ảnh: Trí Quang)

7. Cây sòi (Sapium sebiferum (L) Roxb)

Cây sòi còn có tên khác là: ô cữu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ. Cây sòi cao có nhựa, ra hoa vào mùa hè và chín vào mùa thu. Sòi thân màu xám, thân mọc so le, cuống lá dài 3-7cm, phiến lá hình quả trám dài dài 3-9 cm, lá nhọn, hai mặt đều màu xanh, hoa mọc thành bông ở kẻ lá dài 5-10cm.Trong cây sòi có chất Pholoraxetophenol 2- 4 dimethyl etec có khả năng diệt khuẩn. Dùng lá sòi để trị bệnh thoái rửa mang, tráng đầu ở cá.

Cách dùng: Phòng bệnh lấy cành bó thành bó nhỏ cho xuống ao; Để trị bệnh cần bón xuống ao với nồng độ 6 ppm (6g cành lá sòi phơi khô/m3 nước). Thường dùng 1kg cành lá sòi khô (hoặc 4kg tươi) ngâm vào 20kg vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước.

8. Cây cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Buron) 
Trong thân và lá có Cosmosiin (C21 H20O10) chừng 0,037 %, trong rễ cây có Taracerol (C30H50O) toàn thân cây cỏ sữa có ancaloit. Theo Copacdinxki, 1947 chất nhựa mủ của cây cỏ sữa gây hỏng niêm mạc và gây độc với cá.
Theo tài liệu nước ngoài, cây cỏ sữa có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ngưng máu, trung hoà độc tố. Dùng toàn thân cây để trị bệnh viêm ruột, thoái hoá mang cá do vi khuẩn gây ra.

Liều dùng: 50g cây cỏ sữa khô hoặc 200 cây tươi được giã thành bột + 20 gram muối cho 10kg trọng lượng cá ăn trong một ngày, ăn liên tục 3 ngày.

9. Cây xuyên tâm liên: Andrographus panicullata (Burmif.f)

Cây xuyên tâm liên có tác dụng: giải độc, thanh nhiệt, tiêu thủng, ức chế vi khuẩn, tăng cường hiện tượng thực bào của tế bào bạch cầu.

Cách dùng: Dùng trị bệnh viêm ruột cá trắm cỏ. Dùng toàn thân cây xuyên tâm liên khô 1kg hay 1,5kg cây tươi cho 50kh cá ăn liên tục trong 5-7ngày.

10.Cây sài đất (Weledia calendulacea (L). Less)

Trong cây sài đất có tinh dầu, nhiều muối vô cơ, đặc biệt có chất Lacton gọi là Wedelolacton. Công thức hoá học: C16H10O7 với tỷ lệ 0,05%.
Năm 1992, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã thư nghiệm trên vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây bệnh nhiêm trùng xuất huyết đốm đỏ ở cá trắm cỏ nuôi lồng, đường kính vòng mẫn cảm đối vơi dung dịch chiết từ cây sài đất từ 11-20mm. Kết quả tác dụng của các chiết xuất từ Sài đất đều có tác dụng với 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei) gây bệnh trên cá nước ngọt và nước mặn.

Hiện nay, cây Sài đất được phơi khô nghiền thành bột, phối chế thành thuốc trị bệnh cá. Cách dùng tươi: 3,5-5kg giã lấy nước trộn với thức ăn cho 100kg cá/ngày, ăn trong 7 ngày liên tục.

11.Cây cau (Areca catechu L)
Hoạt chất chính trong hạt cau là 4 Ancaloit: Arecolin (C8H13NO2), Arecaidin (C7H11NO2), Guracin (C6HgNO2), Guvacolin (C7H11NO2). Trong hạt cau Arecolin chiếm 0,1-0,5% Oxy nguyên tử oxy hoá tế bào ký sinh trùng làm tê liệt thần kinh của gian sán, làm tê liệt cả cơ trơn nên gian sán không bám được vào thành ruột và bị đẩy ra ngoài.

Cách dùng: Theo Bùi Quang Tề, hạt cau có thể sùng chửa bệnh giun tròn (Spinitectus clariasi) ký sinh trong ruột cá với liều sử dụng 4hạt cau/kg cá/ngày. Ăn liên tục 3 ngày. Trị bệnh sán dây Bothriocephalus gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm cỏ. Liều dùng 1hạt cau/2kg cá trắm cỏ, ăn liên tục 7 ngày.

12. Hạt bí ngô (Cucurbita pepo L)


Thành phần hoá học chưa được khẳng định. Nhưng qua thực nghiệm, hạt bí ngô có tác dụng làm tê liệt phần giữa của giun sán, từ đó giun sán bị đào thải ra ngoài.

Cách dùng: nghiền hạt bí ngô  thành bột trộn với thức ăn cho cá với tỷ lệ 1:2 cho ăn liên tục trong 3 ngày.

13. Dây thuốc cá (Derris spp)

Dây thuốc cá có hoạt chất chính là Rotenon, loại hoạt chất này chỉ độc đối với động vật máu lạnh, không độc với người, giáp xác nhưng rất độc với cá. nghiền rễ cây thuốc cá với nước với liều 1ppm làm cá bị say, nếu liều cao hơn làm cá chết.

Cách dùng: Ở nước ta, thường dùng rễ cây thuốc cá để cá diệt tạp trong ao ương nuôi tôm giống, tôm thương phẩm. Đập dập cây thuốc cá cho ra chất nhựa trắng, để nước trong ai sâu 15-20cm, tạt nước ngâm rễ cây thuốc cá, sau 5-10 cá tạp nổi lên hết. Liều thường dùng là 3-5kg rễ cho 1.000 m3 nước./.





DÙNG THUỐC NAM TRỊ BỆNH CHO CÁ
Nguyễn Thị Thu Hà
TT khuyến nông lâm ngư
Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung trong đó nghề  nuôi cá nước ngọt
đã và đang cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn cá và lợi nhuận thu được
ngày một cao góp phần giúp nhiều hộ nông ngư dân trên địa bàn Tỉnh xoá
đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.
Bên cạn đó, hàng năm người vẫn bị nuôi thiệt hại một số lượng lớn cá
do bị dịch bệnh khiến một số người nuôi thua lỗ nặng nề. Dịch bênh thường
xuất hiện trên một số loài cá nước ngọt như Mè, trắm, Trê, Rô phi tập trung
từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch và các thời điểm giao mùa như mùa thu sang
mùa đông ...
 Để giúp cho người nuôi có thêm một số kinh nghiệm trong phòng trị bệnh
cho cá bằng các loại cây thuốc nam rất có hiệu quả, dễ kiếm mà  chi phí
thấp.
1. Lá xoan ( sầu đông, thầu đâu):
Dùng lá xoan để diệt kí sinh trùng ở cá đều
mang lại hiệu quả cao.
Cách dùng:
- Lấy lá xoan non bó thành từng bó, ngâm
trong ao cá đang bị bệnh trung mỏ neo và trùng
bánh xe. Nên ngâm ở đầu nguồn nước hoặc 4
góc ao với lượng 150 – 200 kg cành, lá
xoan/1000m
2
 ao đến khi thấy lá xoan bị hoai mục thì vớt cành ra khỏi ao.
- Có thể dùng lá xoan để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình
nuôi định kỳ 15 ngày ngâm lá xoan trong ao một lần với liều lượng 100kg
cành lá xoan/ 1000m
2
 ao.
2. Lá đu đủ tía ( Thầu dầu tía):
Lá có chất đắng, thường dùng để chữa
bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá.
Cách dùng:
- Lấy lá đu đủ tía bó thành từng bó ngâm
dưới ao với lượng 25 – 30kg lá/1000m
2
, ao
sâu 1,5 – 2m.
Có thể dùng lá đu đủ tía để phòng bệnh
cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định
kỳ 15 ngày ngâm lá đu đủ tía trong ao một
lần với liều lượng 15kg cành lá đu dủ tía/
1000m
2
 ao.
Ảnh: Lá sầu đông
Ảnh: Cây đu đủ tía.3. Rau sam:
Là loại cây thấp, có nhiều nhánh, thân
màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, hơi dày, hoa
vàng, có thể dùng làm rau ăn. Rau sam
thường dùng chữa bệnh viêm ruột do vi
khuẩn cho cá trắm cỏ.
Cách dùng :
- Rửa rau bằng nước sạch rồi rửa lại
bằng nước muối 3%, sau đó thả rau vào
khung cho cá ăn, mỗi ngày cho ăn một lần,
liên tục trong 5 – 7 ngày với 1,5 – 3 kg
rau/100kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao.Chú ý
để cá thật đói rồi cho ăn rau sam.
- Có thể dùng rau sam để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình
nuôi định kỳ 10 cho cá ăn một lần với liều lượng
1kg rau sam/ 100kg cá .
4. Tỏi :
Dùng tỏi để chửa bệnh đường ruột cho cá.
Cách dùng :
- Nghiền nát tỏi, trộn với thức ăn tinh, liều
lượng 0,5 – 1kg tỏi trộn với thức ăn/100kg cá,
cho ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.
5. Cây cỏ mực :
Loại cây thường mọc ở ven bờ ruộng, xung
quanh các nghỉa trang, có hao mau trắng, lá
nhọn. Lá cỏ mực dùng để rà miệng cho trẻ sơ
sinh, trừ đẹn, sạch miệng. Cây cỏ mực kết hợp
với lá trầu dùng để trị bệnh ký sinh trùng cho
cá.
Cách dùng :
- Thay nước mới cho ao sau đó dùng 10g
cỏ mực, 10g lá trầu đem giả nát vắt lấy nước
cho thêm 3g dầu mực trộn đều với 1 kg thức
ăn, cho cá ăn từ 1 – 3 lần/ ngày.
Có thể thấy các loại lá như lá sầu đông, cỏ mực, rau sam,...chúng
nhường như ở xung quanh chúng ta  và thường gặp hàng ngày nhưng nó lại
có tác dụng rất tốt trong việc phòng và trị bệnh cho cá nuôi.


Mùa mưa lũ: sử dụng hoá chất nào phòng bệnh cho cá nuôi?
Các dạng bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi (đặc biệt là bệnh ngoại ký sinh trùng) thường phát sinh nhiều trong mùa mưa, lũ. Lý do là trong mùa mưa, nhiệt độ môi trường nước thường xuống thấp- nhất là vào những lúc thời tiết âm u, mưa lũ kéo dài và hàm lượng chất hữu cơ thường tập trung cao trong nước do sự rửa trôi của vật chất hữu cơ xuống các ao, hầm, sông, kênh, rạch. Đây là yếu tố tạo điều kiện cho các ký sinh trùng như: Trùng bánh xe, trùng mỏ neo, trùng quả dưa, sán lá ... phát sinh và phát triển trong môi trường nước.
Để phòng trị các dạng bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá, ngư dân thường sử dụng các loại  hoá chất như: Formol, thuốc tím, phèn xanh (sulphat đồng), vôi, muối..
Nhưng hiện nay, trước xu hướng hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước do các hoá chất độc hại cùng với phương châm “phòng bệnh hơn trị bệnh”, rất mong bà con nông dân thực sự quan tâm đến công tác phòng bệnh và chỉ sử dụng các loại hoá chất không làm ô nhiễm môi trường nước (vì hoá chất Formol, thuốc tím, phèn xanh độc hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, cần hạn chế sử dụng- đặc biệt là hạn chế trong mô hình nuôi cá bè và cá đăng quần, và việc sử dụng các loại hoá chất trên thường gây sốc cho cá trong quá trình sử dụng).
Hai loại hoá chất nên dùng để phòng bệnh cho cá nuôi (thường gặp nhất là các  bệnh ngoại ký sinh trùng) trong mùa mưa lũ, đó là muối  (NaCl) và vôi nông nghiệp (CaCO3)
+ Vôi và muối cho vào túi vải treo ở 4 gốc nơi cho cá ăn và nên bắt đầu treo khi cho cá ăn (mỗi loại một túi cho mỗi góc) với liều lượng:
- Nuôi bè và đăng quần: Vôi: 2-5 kg/túi, muối 10-20kg/túi.
- Nuôi ao hầm: Vôi: 1-2kg/túi, muội-10kg/túi
+ Liều lượng trên có thể thay đổi trong phạm vi cho phép tuỳ theo qui mô, diện tích nuôi  và thể tích nước của đàn cá nuôi. Định kỳ 10-15 ngày thực hiện một lần. Nếu phát hiện đàn cá nuôi có biểu hiện giảm ăn, nhào lộn dữ dội, trên da và mang có nhiều nhớt, cá bệnh chết với số lượng ít và tăng không đáng kể thì thực hiện việc treo vôi và muối trong 3 ngày liên tục (trong mô hình nuôi ao hầm thì mỗi ngày thay 10-15% thể tích nước ao). Đồng thời đem mẫu cá bệnh nhờ cán bộ thuỷ sản hỗ trợ trong việc chuẩn đoán bệnh cá .
Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm lá xoan, dây giác, cỏ mực đập giập bọc lại bằng lưới cước treo ở đầu bè hoặc ở chỗ cho ăn với liều lượng mỗi lần treo từ 5-10kg để nâng cao hiệu quả phòng ngừa các bệnh ngoại ký sinh trùng trong mùa mưa, lũ.
WAG - Theo NNVN


VIDEO ONLINE được cung cấp bởi:
Phòng Thông tin - Tuyên truyền 
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia




Bạn đọc có nhu cầu xem tại nhà vui lòng liên hệ với TTKN hoặc Agriviet.Com

Một số bệnh cá và cách phòng trị




Link: http://agriviet.com/home/threads/5125-Mot-so-benh-ca-va-cach-phong-tri#ixzz1gaI6IgzQ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét